| Hotline: 0983.970.780

Trại lợn giống ngoại Thái Dương (Nghệ An): Cả nghìn con lợn chết khát (Kỳ 2)

Thứ Năm 24/06/2010 , 09:45 (GMT+7)

Ngày 19/6, theo yêu cầu của người dân, ông Lê Quang Thành, TGĐ Cty SJS đã cùng đại diện Sở TN- MT, Sở NN- PTNT, lãnh đạo UBND, UBMTTQ huyện Đô Lương và UBND xã Đại Sơn đã có buổi đối thoại trực tiếp với người dân.

TGĐ Lê Quang Thành đang đối thoại với dân
Ngày 19/6, theo yêu cầu của người dân, ông Lê Quang Thành, TGĐ Cty SJS đã cùng đại diện Sở TN- MT, Sở NN- PTNT, lãnh đạo UBND, UBMTTQ huyện Đô Lương và UBND xã Đại Sơn đã có buổi đối thoại trực tiếp với người dân xã Đại Sơn tại Nhà văn hoá xóm 8.

>> Trại lợn giống ngoại Thái Dương (Nghệ An): Cả nghìn lợn chết khát

Trong buổi đối thoại ông Lê Quang Thành và các ngành chức năng đã lắng nghe 21 ý kiến của người dân xung quanh vấn đề Trại lợn giống ngoại Thái Dương. Trong biên bản ghi lại cuộc “đối thoại” nói trên, phía người dân (được Chủ tịch UBND xã Đại Sơn hậu thuẫn) đã đưa ra một yêu sách. Đó là yêu cầu SJS phải đưa ra lộ trình cụ thể để di dời trại lợn giống ngoại Thái Dương ra khỏi địa bàn xã(!?)Ngoài ra còn đưa ra một số vấn đề khác sau đây: Thứ nhất là SJS phải ngay lập tức giảm tải số lợn hiện có trong trại đi nơi khác. Thứ 2, từ nay trở đi trại lợn giống ngoại Thái Dương tuyệt đối không được xả nước thải trực tiếp ra đập Chọ Ràn. Thứ 3 là SJS phải tổ chức nạo vét lòng hồ đập Chọ Ràn trước khi mùa mưa bão đến. Thứ 4 là tìm giải pháp thích hợp để xử lý nguồn nước ngầm cho người dân các xóm 7, 8, 9 và 10 để nước sinh hoạt.

Trước đòi hỏi thái quá của người dân nhất là việc “buộc Cty SJS phải di dời vô điều kiện khỏi địa bàn xã Đại Sơn”, ông Võ Văn Hồng, Trưởng phòng Môi trường, kiêm Chi cục trưởng Chi cục BVMT (Sở TN- MT) đã giải thích cho mọi người hiểu rằng tình trạng ô nhiễm ở Trại lợn giống ngoại Thái Dương chỉ là ô nhiễm chất hữu cơ và còn thua xa so với tình trạng ô nhiễm tại khu vực 2 NM chế biến tinh bột sắn Thanh Chương và Yên Thành. Theo ông Võ Văn Hồng, việc ô nhiễm chất hữu cơ tuy gây khó chịu cho người dân nhưng hoàn toàn không gây ra các chứng bệnh nan y (ung thư, quái thai) như ô nhiễm các chất hoá học khác (thuốc trừ sâu, chất độc điôxin). Ô nhiễm chất hữu cơ hoàn toàn có thể xử lý được.

Ông Hồng đưa ra dẫn chứng về tình trạng ô nhiễm không khí tại NM Chế biến tinh bột sắn Thanh Chương sau khi dùng hoá chất xử lý là không khí trở lại bình thường ngay. Ông Võ Văn Hồng cho rằng việc xử lý ô nhiễm không khí tại Trại lợn giống ngoại Thái Dương luôn nằm trong tầm tay các nhà khoa học. Riêng tình trạng xử lý nước thải và bã thải, ông Nguyễn Đình Nhu, PGĐ Sở TN- MT Nghệ An và ông Võ Văn Hồng đều cho rằng công nghệ này không khó và đã được áp dụng tại NM bia Nghệ An và một số nơi khác. Chỉ cần đầu tư kinh phí để xây dựng thêm một bể khí biogas mới để thu gom hết 100% số chất thải đưa vào xử lý và lắp đặt thêm 1 dàn máy lọc, ép bã thải thành từng bánh khô để bán cho các đơn vị SX phân bón là ngay lập tức nguồn nước thải sau xử lý chảy ra môi trường sẽ đạt yêu cầu cho phép.

Trước đòi hỏi của người dân về việc buộc di dời trại lợn giống Thái Dương ra khỏi địa bàn xã, ông Nguyễn Đình Nhu, thay mặt cơ quan cấp tỉnh đã trả lời một cách thẳng thắn: “Việc Cty SJS đầu tư trại lợn giống này vào Nghệ An đã được UBND tỉnh cấp phép, được chính quyền huyện và xã thống nhất cho phép chọn địa điểm tại đây. SJS đã đầu tư trên 100 tỷ đồng để xây dựng, ngoài ra còn đầu tư thêm 100 tỷ đồng vốn lưu động để mua và NK lợn giống và các dịch vụ khác phục vụ chăn nuôi nên việc có di dời trại lợn giống hay không phụ thuộc hoàn toàn vào sự tự nguyện của Cty SJS hoặc UBND tỉnh ra quyết định rút giấy phép đầu tư. Bà con cũng như chính quyền huyện và xã không có quyền buộc Trại lợn giống ngoại Thái Dương phải ra khỏi địa bàn xã”. Câu trả lời bộc trực nói trên đã khiến một số đối tượng quá khích suýt nhảy bổ vào để gây gổ với ông (!)

Đằng sau việc hàng trăm người dân (được Chủ tịch xã đồng tình) dứt khoát đòi SJS phải di dời vô điều kiện Trại lợn giống ngoại Thái Dương ra khỏi địa bàn xã Đại Sơn hiện có một số vấn đề phải làm rõ. Thứ nhất là việc người dân và chính quyền xã Đại Sơn khiếu nại là đúng. Thế nhưng, vì sao trong khi phía SJS đang tìm giải pháp khắc phục bớt ô nhiễm, trong đó việc Cty đã hỗ trợ kinh phí cho 34 hộ để khoan giếng lấy nước sạch và đang tìm giải pháp khác để khắc phục thì người dân lại tổ chức đập phá tài sản, trong đó có 3 giếng nước ngầm (nằm ngoài khu đất Cty được giao) và ngăn chặn không cho vận chuyển nước, thức ăn vào dẫn đến chết hơn ngàn con lợn?

Thứ hai, tại sao tại cuộc “đối thoại” nói trên người dân lại nhất định không cho SJS một lộ trình để tìm giải pháp khắc phục một cách triệt để tình trạng ô nhiễm mà cứ nhất nhất buộc SJS phải di dời khỏi địa bàn xã? Thứ ba, đằng sau 28 đối tượng quá khích kích động người dân đập phá tài sản và vây hãm trại lợn giống Thái Dương của SJS, đã được cơ quan CA thống kê, liệu có động cơ, nguyên do nào khác nữa không? Ai là thủ phạm đã giật dây làm “nóng” tình hình ở Đại Sơn thời gian qua? Những vấn đề trên chúng tôi xin chuyển đến cơ quan CSĐT CA tỉnh Nghệ An để sớm làm rõ và xử lý một cách nghiêm túc?

Ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Đình Chi tại cuộc họp ngày 18/6/2010

-Cty SJS phải áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo môi trường, không xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn ra ngoài. Xử lý hồ sơ để Trại lợn có nguồn nước cho lợn uống. Tổ chức nạo vét lòng hồ Chọ Ràn.

-UBND tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí để tổ chức nạo vét lòng hồ. Giao cho UBND xã và UBND huyện làm hồ sơ để trình các cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Vấn đề nước sạch cho dân Đại Sơn, UBND tỉnh sẽ giao cho Chương trình NS- VSMTNT làm dự án đầu tư trên cơ sở Nhà nước hỗ trợ 60% còn lại người dân đóng góp.

-Về số hộ dân bị ô nhiễm sát Trại lợn, giao cho UBND xã Đại Sơn và UBND huyện Đô Lương lập hồ sơ, tổ chức di dời theo hình thức xen dắm trong địa bàn xã.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm