| Hotline: 0983.970.780

Trái sầu riêng ở thị trường 1,4 tỷ dân

Thứ Năm 23/08/2018 , 10:30 (GMT+7)

Nhiều người thấy thơm nhưng nhiều người khác mới thoảng qua đã khiếp sợ. Nhưng đối với dân Trung Quốc thì nhu cầu tiêu thụ sầu riêng đã tăng vọt trong những năm gần đây.

Và loại "vua trái cây" này hiện còn được dùng để làm hương liệu cho nhiều dòng sản phẩm khác nhau, từ sữa chua đến phomai, pizza, sushi và cà phê.

Thống kê Trung Quốc hiện có 300 triệu khách hàng ở 10 đô thị lớn “nghiện” sầu riêng 

Tuy nhiên, trong khi thị trường nhập khẩu trong nước hiện đang bị Thái Lan chi phối nhưng Malaysia cũng bày tỏ ham muốn nhảy vào thị trường khổng lồ Trung Quốc.

Anh He Guofei, 27 tuổi, chủ một quầy hàng trái cây tại một khu dân cư ở Bắc Kinh, nói rằng, anh không phải là người mê sầu riêng nhưng vì lợi nhuận mà anh đã tìm được cách chọn ra một sản phẩm chất lượng tốt dựa theo mùi của nó. Với ba thùng hàng mỗi ngày được bán hết veo, đồng nghĩa là anh không còn lựa chọn nào khác là “phải hít hà” loại trái cây gai góc, nặng mùi này. "Khi một lô sầu riêng tốt đến, chúng tôi sẽ gửi một tin nhắn trên WeChat nói với khách hàng rằng chúng tôi có hàng mới về để chào bán”, anh He cho hay.

Nhưng nhu cầu ăn quả tươi chưa dừng lại bởi người Trung Quốc còn muốn nhiều hơn nữa các sản phẩm chế biến liên quan đến sầu riêng. Ông Simon Sun, hiện đang làm việc trong lĩnh vực IT thậm chí cũng đã mở một cửa hiệu kinh doanh các sản phẩm sầu riêng ngay trong khu trung tâm thành phố Bắc Kinh từ cách đây một năm, khi ông nhìn thấy tiềm năng của thị trường này. Việc bán các mặt hàng mới lạ như sầu riêng chiên, bánh nhân trứng và thậm chí cả phô mai sầu riêng, ông Simon cho biết doanh số bán hàng đã tăng vọt và cửa hiệu đã có tiếng tăm trên Internet.

Ông này cho biết, hiệu chủ yếu nhập khẩu hàng từ Thái Lan còn hầu như sầu riêng tươi từ Malaysia đang bị “cấm nhập” vào thị trường Trung Quốc do nguy cơ sâu bệnh. Các sản phẩm của Malaysia chỉ cho phép nhập về ở dạng bột, hoặc đông lạnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhập khẩu cho hay, có nhiều cách để nhập sầu riêng đông lạnh vào Trung Quốc để sinh lời.

Hiện phía Malaysia vẫn đang tiếp tục tìm kiếm cách tiếp cận chính thức cho việc xuất khẩu sầu riêng của họ sang Trung Quốc do nhu cầu tăng cao. “Nếu thủ tục được dỡ bỏ để nhà nước chấp thuận nhập khẩu trái sầu riêng tươi từ Malaysia thì những người kinh doanh mặt hàng này sẽ kiếm bộn", ông Simon nói.

Theo CNA, nếu Trung Quốc mở cửa nhập khẩu sầu riêng của Malaysia, điều đó chưa chắc là giá sẽ giảm bởi hiện dòng sản phẩm cao cấp của Malaysia đang chào bán với giá khoảng 150 USD cho mỗi khay đông lạnh có trọng lượng 1,5 kg.  Trong khi đó, giá sầu riêng của Thái Lan chỉ dao động khoảng 45 USD…

“Sầu riêng có hương vị độc đáo và nó rất giàu dinh dưỡng. Sau khi ăn nó, bạn sẽ nghiện luôn”, cô Yang Yang, một người dân Trung Quốc nói và khẳng định, sẵn sàng nuôi dưỡng niềm đam mê sầu riêng của mình. Còn cô Roxanne Zhou, 25 tuổi cho biết: “Tôi ăn sầu riêng mỗi tuần một lần và thường mua một khay bự để dùng trong hai ngày”.

Theo ông Tan Heng Hong, nhà phân tích thực phẩm và đồ uống của APAC của tập đoàn nghiên cứu thị trường Mintel, sự gia tăng đột biến về người “nghiện” sầu riêng có thể là do nhiều công dân Trung Quốc đi du lịch đến Đông Nam Á. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng ngoài sầu riêng thì các sản phẩm đặc thù khác của vùng này cũng có khả năng sẽ tạo ra những “làn sóng” tiêu thụ khổng lồ đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

"Khi bạn đến thăm một đất nước, chắc chắn bạn sẽ nếm các đặc sản địa phương. Và khi bạn trở về nhà bạn sẽ ngẫm nghĩ về nó, nếu thích rồi bạn sẽ tìm mọi cách để mua", ông Tan nói.

Vị chuyên gia này cho biết, hiện có rất nhiều doanh nghiệp đang tiếp cận thị trường Trung Quốc theo cách này, tuy nhiên vẫn còn những thách thức lớn để thâm nhập, cụ thể và lớn nhất vẫn là rào cản ngôn ngữ.

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm