| Hotline: 0983.970.780

Vụ 13 con gia súc chết do dịch tụ huyết trùng:

Trạm Chăn nuôi - Thú y Con Cuông có giấu dịch?

Thứ Tư 30/08/2017 , 09:35 (GMT+7)

Chiều 26/8, ông Nguyễn Khắc Sỹ, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Con Cuông (Nghệ An) xác nhận, dịch tụ huyết trùng (THT) đã khiến 13 con trâu, bò bị chết.

Dù dịch xảy ra từ đầu tháng 8 nhưng đến ngày 25/8, Phòng NN- PTNT huyện mới nhận được báo cáo của Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện.

13-07-29_tiem_phong_cho_dn_tru_bo_o_binh_chun
Tiêm phòng vắc xin cho đàn trâu bò ở xã Bình Chuẩn

Theo nguồn tin của Báo NNVN, dịch THT đã xảy ra trên địa bàn huyện Con Cuông từ ngày 10/8. Tính đến cuối ngày 23/8, riêng tại xã Bình Chuẩn đã có 24 cá thể trâu, bò nhiễm bệnh, 11 con đã chết. Biểu hiện lâm sàng của trâu, bò trước khi chết là bỏ ăn, sùi bọt mép, phù má, phình bụng...

Điều đáng lo ngại là việc người dân giấu dịch để bán trâu, bò bị chết ra khỏi địa bàn trong khi ngành thú y và chính quyền thiếu sâu sát và quyết liệt xử lý. Sáng 23/8, một con trâu đực của nhà ông Kha Văn Hợi ở bản Tung Pọong đã đổ bệnh vài giờ rồi chết, sau đó đã được chủ nhà bán trộm. Trước đó 1 ngày, một con trâu cái của ông Hợi cũng chết và được tuồn ra khỏi địa bàn huyện theo QL 48C.

Ông Nguyễn Khắc Sỹ cho biết thêm, bản thân chính quyền các xã ngay từ đầu cũng đã giấu dịch. Người dân vì sợ trâu, bò bị tiêu hủy nên khi bị bệnh thì giấu bặt để bán vớt vát đồng vốn. Đến ngày 25/8/2017, tức là sau hơn nửa tháng dịch xảy ra, Phòng NN&- TNT huyện Con Cuông mới nhận được báo cáo của Trạm Chăn nuôi - Thú y.

Thế nhưng, ông Hoàng Văn Thạnh, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện Con Cuông lại khẳng định: “Dịch THT xuất phát từ xã Thạch Ngàn khiến 3/7 con trâu, bò nhiễm bệnh bị chết. Còn tại xã Bình Chuẩn, Trạm đã cử cán bộ xuống nắm tình hình nhưng đi 4 ngày rồi chưa thấy báo cáo về. Trạm đã báo cáo Phòng NN- PTNT và Chi cục Chăn nuôi - Thú y và huyện cũng đã có văn bản chỉ đạo, thành lập đoàn chống dịch(?)”.

Còn ông Đặng Văn Minh, Chi cục Phó Chi cục Chăn nuôi- Thú y tỉnh Nghệ An lại tỏ ra bất ngờ trước thông tin dịch THT tại huyện Con Cuông: “Trong tháng này, chỉ có một vài con bị tụ huyết trùng và LMLM ở huyện Tương Dương, hiện đã được cấp vắc-xin theo chương trình 30a và 60 lít dung dịch tiêu độc khử trùng. Còn ở Con Cuông để tôi xem lại chứ đã thấy Trạm báo cáo đâu?”.

Như vậy, việc dịch THT xảy ra trên địa bàn huyện Con Cuông trong tháng 8 vừa qua là thông tin đã được xác thực, số trâu, bò bị nhiễm bệnh và chết chắc chắn không dừng lại ở con số chúng tôi thu thập được. Điều đáng nói là trong sự việc này, vì sao lại có những thông tin hoàn toàn trái chiều từ Trạm Chăn nuôi - Thú y, Phòng NN- PTNT huyện Con Cuông và Chi cục Chăn nuôi- Thú y Nghệ An? Liệu Trạm Chăn nuôi - Thú y có chủ quan và tỏ ra thờ ơ với dịch bệnh?

Được biết, ngoài huyện Con Cuông, trong tháng 8/2017, dịch THT, LMLM còn xảy ra tại một số huyện như Tương Dương, xã Nghi Công Bắc (Nghi Lộc).

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm