| Hotline: 0983.970.780

Trăm Gian trăm nỗi tơ vò

Thứ Ba 28/08/2012 , 10:01 (GMT+7)

Một ngôi chùa cổ kính được đập đi xây mới hoàn toàn đang làm “nóng” dư luận và đau lòng những người yêu di tích.

Một ngôi chùa cổ kính được đập đi xây mới hoàn toàn đang làm “nóng” dư luận và đau lòng những người yêu di tích. Thế nhưng, tâm lý "xuống cấp thì phải được trùng tu; trùng tu thì phải hoành tráng hơn cái cũ" vẫn tồn tại.

Di sản văn hóa quốc gia nổi tiếng chùa Trăm Gian được khởi dựng từ thời Lý (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đang được dỡ đi làm mới hoàn toàn. Đây là ngôi chùa có “lộ trình” làm mới nhiều lần.

Trước đấy, từ năm 2010, rải rác việc làm mới từng phần di tích. Hành lang được làm mới, sơn cột bóng nhẫy véc - ni, các bức phù điêu La Hán ở hai bên hành lang có niên đại vài trăm năm cũng bị phủ sơn công nghiệp xanh, đỏ, tím, vàng như hàng mã. Rồi bệ tượng cũng bị đổ bê tông, lát gạch hoa, đá hoa bóng nhẫy, các cột gỗ bệ đỡ bằng đá hình hoa sen chạm khắc rất đẹp cũng bị thay cả.

Báo chí đã viết quá nhiều về chuyện này, cơ quan quản lý cũng đã vào cuộc, phê bình và… để đó. Bây giờ, nhân cớ chùa xập xệ, người ta dỡ trắng, “giải phóng mặt bằng” cả nhà tổ, gác khánh, bỏ toàn bộ cấu kiện cũ, mua gỗ mới, đổ bê tông nền, lát đá - gạch mới toanh, dựng lên một di tích mới trong niềm… “tự hào” của không ít người.

Người dân ở đây còn cùng nhau “giúp nhà chùa một tay” để tiến hành công việc tháo dỡ. Bà Nguyễn Thị Hạnh, nhiều năm bán nước trước cổng nhà Tổ (chùa Trăm Gian) cho biết: “Việc này là việc của nhà chùa, khi nhà chùa có công việc, gọi dân lên chấp tác thì chúng tổ chỉ biết chấp tác thôi. Việc tu bổ là việc của nhà chùa mà”.

Những người chịu trách nhiệm trong dự án “trùng tu” này hồn nhiên cho biết: “Đập ra thấy nhiều cái còn mới lắm, nhưng có điều kiện thì chúng tôi thay mới toàn bộ luôn, không giữ lại một chi tiết cũ nào hết”.

Mới đây, khi Thanh tra Bộ VHTTDL về chùa để lập biên bản và đình chỉ thi công xây mới chùa thì mọi chuyện đã xong xuôi. Nhà tổ, gác khánh đã bị phá dỡ hoàn toàn, một khung nhà mới đã được dựng lên. Nhưng có đình chỉ thì chùa cũ cũng đã không còn bóng dáng, chùa mới dở dang lại đành phủ bạt chờ… quyết định của Trung ương.

Quyết định thì sẽ còn phải chờ họp, bàn nhưng có quyết thế nào thì mãi mãi, không thể lấy lại được chùa Trăm Gian cũ. Chưa kể, việc ngừng thi công chỉ có ý nghĩa hình thức bởi vì mai đây nếu không cho làm tiếp, các pho tượng Phật và đồ thờ cúng trong chùa sẽ để vào đâu, nhu cầu tín ngưỡng của người dân sẽ như thế nào?

Vấn đề là các cơ quan quản lý sẽ làm gì từ câu chuyện  chùa Trăm Gian? Đây không phải là lần đầu tiên, một Di tích Quốc gia bị phá đi xây mới. Những hiện tượng trùng tu di tích kiểu lắp cổng chùa vào cổng đền, Thành nhà Mạc thành “lò gạch”… đã được cảnh báo nhiều nhưng vẫn tiếp diễn.

Khi được hỏi thì hầu hết lãnh đạo địa phương đều cho rằng nhà chùa không báo nên không biết, tiền trùng tu cũng hoàn toàn từ dân đóng góp theo kiểu “xã hội hóa”. Cơ quan quản lý Nhà nước mà còn nghĩ vậy thì trách gì di tích sẽ còn được làm mới. Lỗi này, xét đến cùng chính là sự lỏng lẻo của người làm công tác quản lý di sản, sự thiếu trách nhiệm trong giám sát, quản lý di tích của Cục Di sản - cơ quan chịu trách nhiệm trước dân.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm