| Hotline: 0983.970.780

Trăm nỗi lo mùa lũ không về

Thứ Sáu 23/09/2016 , 09:05 (GMT+7)

Ngược dòng nước đổ ở sông Tiền, hai bên bờ lúa vụ thu đông (TĐ) đang vào mùa chín rộ. Lác đác xen kẽ những đồng lúa vừa gặt. Một vài nơi nông dân mở cống thả nước ngoài sông cho vào ruộng nhưng nước lên đồng chỉ lấp xấp chân gốc rạ.

Ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) nông dân gặt xong bán lúa tươi tại ruộng than thở giá rẻ, chừng 4.300 - 4.350 đ/kg. Đó là làm giống lúa khá chất lượng OM5451, còn như giống IR50404 bán chỉ hơn mức 4.000 đ/kg.

Giá lúa gạo trong vùng gần như không có độ chênh. Ở bờ Nam sông Hậu, nông dân Hậu Giang, Cần Thơ thu hoạch sớm, nhưng giá bán vẫn không cao hơn. Bán lúa xong tính ra như lấy công làm lời. Có người đổ cho thương lái ép giá, lái lúa thì bảo do doanh nghiệp ra giá thu mua thấp.

Song, dân kinh doanh xuất khẩu gạo cho biết do lúa gạo cạnh tranh xuất khẩu gay gắt với các nước nên giá thấp. Vừa qua dù thắng thầu 150.000 tấn gạo xuất bán cho Philippines nhưng chưa đủ kích hoạt giá lúa trong vùng tăng lên.

Trong khi đó đầu tháng 9, nước chưa lên mấp mé bờ sông Tiền. Dân đón cá linh non đầu mùa mang ra chợ Thanh Bình (Đồng Tháp) bán được 120.000 đ/kg. Mức giá đỉnh điểm này không giữ được lâu sau những trận mưa già. Mức nước lên khá hơn nên 2 tuần sau cá linh tươi rói ra chợ Cần Thơ giảm còn 80.000 đ/kg. Đến con nước rằm Trung thu vừa qua, khu vực đầu nguồn sông Hậu tại Châu Đốc (An Giang) nước mới lên ngập đồng. Còn phía ngoài sông lúc triều lên cao, nước trong kinh Vĩnh Tế vẫn còn thấp dưới bờ gần 2m.

Ông Nguyễn Phụng Hoàng, chủ cơ sở sản xuất mắm Bà Giáo Khỏe 55555 tại Châu Đốc dõi theo con nước đo lường sản lượng cá mùa lũ để dự trù nguồn nguyên liệu.

Ông Hoàng nói: Mấy năm rồi không có lũ, nước về quá ít, cá linh hay các loại cá khác như cá lóc, cá trèn, cá sặc… ít dần nên giá bán cao, ảnh hưởng rất lớn đến nghề làm mắm truyền thống ở Châu Đốc. Tuy nhiên mấy ngày qua mưa lớn, nước lên, giá cá linh có người báo giảm còn 38.000 đ/kg, so cùng kỳ năm trước rẻ hơn khoảng 5.000 đ/kg. Thế nhưng vào lúc này vẫn chưa đoán được ngư dân đón cá linh được nhiều hay ít, vì sản lượng cá mùa lũ phụ thuộc rất nhiều vào con nước tới đây.

Tại buổi làm việc với đoàn công tác Bộ NN-PTNT gần đây, Bí thư tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể (trước đây từng là Bí thư huyện Tân Hồng, Đồng Tháp), cho rằng mùa nước nổi năm nay nước rất ít.

17-10-17_lo-lm-thuy-loi-giu-nuoc-ngot-cho-vu-lu-dx-sp-toi-nh-hd
Lo làm thủy lợi giữ nước ngọt cho vụ lúa ĐX sắp tới

 

Tuần trước ông Thể về Tân Hồng, vùng đầu nguồn sông Tiền giáp biên giới Campuchia, mực nước còn thấp dưới bờ kinh hơn 1m. Trong khi cùng kỳ vào thời điểm này của những năm nước lũ lớn đồng ruộng đã ngập mênh mông. Nước khu vực đầu nguồn sông Cửu Long ít, lượng nước ngọt thiếu. Trong khi đó ở Sóc Trăng nằm cuối sông Hậu, qua chuyến khảo sát cùng với cán bộ nông nghiệp tỉnh cho thấy nước mặn hiện nay cao hơn cùng kỳ những năm trước nên dù đang là mùa lũ vẫn có nước mặn xâm nhập vào.

Bí thư Thể lo lắng: Hạn mặn sắp tới có thể trầm trọng. Vừa qua chúng tôi tổ chức họp dân, chuẩn bị các giải pháp bảo vệ vụ lúa ĐX sắp tới. Nhiều địa phương nóng ruột, và Sóc Trăng khó nhất là thiếu tiền đầu tư. Vừa qua, tỉnh huy động từ nhiều nguồn vốn được khoảng 150 tỷ đồng để nạo vét lòng kinh rạch, sửa chữa gia cố các cửa cống lấy nước trữ ngọt và có tính đến giải pháp mua máy bơm bơm nước ngọt; đồng thời bắt tay chuyển đổi cơ cấu SX phù hợp.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm