| Hotline: 0983.970.780

Trăn trở Phạm S

Chủ Nhật 06/12/2015 , 20:15 (GMT+7)

Ngồi trước mặt tôi là anh Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng. Tôi quen với anh khá lâu, khoảng hơn hai mươi năm rồi.

Dưới góc độ một nhà khoa học, hình ảnh Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Phạm S hiện ra hết sức đáng mến và đáng khâm phục: Một tiến sỹ khoa học nông nghiệp đúng nghĩa, nhà khoa học suốt đời cống hiến cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

I. Gần hai mươi năm trước - năm 1997, sau nhiều năm nghiên cứu, nhà khoa học trẻ Phạm S (khi ấy anh đang còn là Giám đốc một trung nghiên cứu nông nghiệp của Sở NN- PTNT Lâm Đồng đứng chân trên địa bàn thị xã Bảo Lộc) đã cho ra đời các giống chè cao sản mới.

Đó là giống chè LĐ-97 và TB14 đã làm thay đổi toàn bộ cục diện ngành chè không chỉ của Lâm Đồng mà còn cho cả ngành chè Việt Nam. Bởi vì năng suất trung bình của chè Lâm Đồng/Việt Nam lúc bấy giờ chỉ khoảng 5 tấn/ha, thì các giống chè cao sản của anh có năng suất trên 20 tấn/ha.

Nhờ có giống mới sản lượng nguyên liệu tăng đột biến, đòi hỏi công nghiệp chế biến và xúc tiến thị trường chè cần có những giải pháp đồng bộ trước yêu cầu đột phá mới. Trên cơ sở nghiên cứu cây chè, nhà khoa học trẻ Phạm S đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ nông nghiệp.

Đặc biệt, từ khi được tổ chức điều động và bổ nhiệm làm Phó GĐ Sở NN-PTNT, GĐ Sở KH-CN, rồi Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, hầu như lúc nào cũng thấy TS Phạm S tất bật, trăn trở với sự chỉ đạo về cây, về con, về nông nghiệp công nghệ cao, về sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương.

Đặc biệt là trong vòng từ 2004 trở lại nay, người dân Lâm Đồng thường bắt gặp hình ảnh một cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh luôn sẵn sàng lăn xả trên cánh đồng để trao đổi, để bày vẽ bà con những cách làm hay, hiệu quả, giàu có ngay trên chính mảnh đất của mình.

Là người thường xuyên theo dõi “cánh đồng nông nghiệp” tỉnh Lâm Đồng gần ba chục năm qua, tôi không ngoa khi nói rằng chỗ nào cũng có dấu ấn của anh Phạm S - dấu ấn của một người vừa làm công tác quản lý vừa làm công tác nghiên cứu khoa học.

Chỉ nói riêng chuyện này thôi cũng đủ để hiểu một ông Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng có tên là Phạm S ấy như thế nào. Đó là khoảng cuối năm 2003, trong khi cả nước còn khá xa lại với khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì anh Phạm S với cương vị giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp, một trong những người đề xuất với tỉnh về chủ trương chuyển đổi canh tác nông nghiệp theo hướng hoàn toàn mới này.

Và suốt từ đó đến nay, anh vẫn đeo đuổi chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở bất kỳ cương vị công tác nào.

Bắt đầu triển khai thực hiện năm 2004 (Lâm Đồng là một trong số ít địa phương trong cả nước thực hiện chương trình này từ rất sớm) đến 6 năm sau - năm 2010, Lâm Đồng “nổi” lên như một hiện tượng đột phá về tính hiệu quả của chương trình nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), được cả nước lấy đó làm điểm sáng học tập và làm theo.

II. Bắt đầu triển khai từ năm 2004, đến năm 2011, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổng kết và ban hành một nghị quyết mang tầm chiến lược: Nghị quyết 05 ngày 11/5/2011 “Về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011 - 2015”.

“Như vậy, đến lúc này, xem như Lâm Đồng đã đi qua một chặng đường 5 năm tiếp theo thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Anh có thể khái quát lại những kết quả đã đạt được?” - tôi đặt câu hỏi cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S.

Theo TS Phạm S, giai đoạn 2011 - 2015 vừa qua, Lâm Đồng đã tiếp tục tạo nên bước đột phá mới trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; và vùng nông nghiệp Lâm Đồng đã trở thành vùng nông nghiệp có giá trị cao hàng đầu Đông Nam Á.

Trong tương lai, một trong 10 mục tiêu chiến lược được đặt ra của Lâm Đồng là xây dựng Lâm Đồng trở thành tỉnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của cả nước, tiến đến trở thành tỉnh có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại và bền vững.

17-05-34_tsphms3
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S thăm một cơ sở sản xuất cây giống cao cấp

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S, hiện Lâm Đồng có khoảng 43.000ha đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm 15,9% đất nông nghiệp toàn tỉnh (mục tiêu của Nghị quyết 05 đặt ra là có trên 10% diện tích được sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao); doanh thu năm 2015 bình quân đạt 145 triệu đồng/ha/năm; diện tích rau đạt 400-500 triệu đồng/ha/năm; hoa đạt 800 – 1,2 tỷ/ha/năm; chè chất lượng cao đạt 250 triệu/ha/năm, dâu tây đạt 4 tỷ/ha/năm…

Lâm Đồng có 4 doanh nghiệp được Bộ NN-PTNT công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao gồm Công ty cổ phần Sinh học Rừng Hoa Đà Lạt, Công ty TNHH Đà Lạt GAP, Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Trường Hoàng và Công ty TNHH Agrivina - Dalat Hasfarm, nhiều nhất trong cả nước.

Lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt khoảng 40% so với doanh thu (kế hoạch đề ra 40%); giá trị xuất khẩu nông sản chiếm trên 80% giá trị xuất khẩu của tỉnh (kế hoạch 74%)... Đó là những con số thật ấn tượng.

Tại Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy đưa ra 4 nhiệm vụ chính cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2011 - 2015, TS Phạm S cho biết cho đến lúc này, về cơ bản Lâm Đồng đã hoàn thành vượt mức 4 nhiệm vụ đã đặt ra.

Ví dụ, với nhiệm vụ nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mới, trong 5 năm qua, Lâm Đồng xác định việc đầu tư chiều sâu trong công tác chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất và chất lượng cao là một trong những khâu đột phá.

“Và đến nay, Lâm Đồng đã nghiên cứu, khảo nghiệm, phục tráng, di nhập trên 20 giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao; trên địa bàn tỉnh có 58 cơ sở nuôi cấy mô thực vật sản xuất trên 30 triệu cây giống invitro và trên 200 vườn ươm sản xuất khoảng 2 tỷ cây giống thương phẩm, sản xuất trên 5 triệu giống cây công nghiệp dài ngày để phục vụ sản xuất, đồng thời nhập nội một số giống cây trồng, vật nuôi mới phát huy hiệu quả cao trong sản xuất” - TS Phạm S nói rành mạch, nhớ như in từ đáy lòng.

Về chủ động hội nhập quốc tế trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, TS Phạm S cho biết, Lâm Đồng đã chủ động hơn trong việc hợp tác quốc tế, nhất là việc tạo môi trường thông thoáng, công khai, minh bạch nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, nhất là nông nghiệp công nghệ cao.

Trong 3 năm gần đây nhất, tỉnh đã thu hút được 67 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng với tổng vốn 4.640 tỷ đồng - chiếm 35,26% nguồn lực thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao.

Trong đó, đáng chú ý, bên cạnh các dự án FDI đã đầu tư trước đây, hiện Tập đoàn tài chính Bejo (Hà Lan) đang triển khai dự án sản xuất giống rau trên địa bàn huyện Lâm Hà lớn nhất Đông Nam Á với tổng vốn 9,5 triệu euro.

Cùng đó là các dự án nghiên cứu và nhân giống hoa cao cấp của Công ty TNHH Agrivina (Dalat Hasfarm) lớn nhất Việt Nam với tổng kinh phí 1,5 triệu USD; phối hợp với tỉnh Đông Flanders (Bỉ) triển khai dự án xây dựng khu trung tâm công nghệ cao canh tác rau, hoa, cây cảnh trong nhà kính...

Đặc biệt, Lâm Đồng đang phối hợp với Tổ chức JICA (Nhật Bản) thực hiện dự án xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp với 3 dự án thành phần.

“Đây là cơ hội rất tốt để ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phát triển trong giai đoạn 2015 - 2020, nhất là phát triển nông nghiệp công nghệ cao” - TS Phạm S nhấn mạnh.

Có thể nói, khép lại năm 2015 này cũng đồng thời với việc khép lại một giai đoạn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mới của Lâm Đồng (2011 - 2015) theo Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy với những thắng lợi ngoài mong đợi.

Và đây cũng chính là nền tảng để Lâm Đồng xác định cho mình giai đoạn mới của nền nông nghiệp công nghệ cao với những nhiệm vụ, chỉ tiêu, mục tiêu... cụ thể nhằm bắt kịp nhịp phát triển của nông nghiệp hiện đại thế giới. 

III. TS Phạm S tâm sự: “Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tôi nhận thấy cần có những thay đổi cả trong nghiên cứu riêng của mình và cả trong thực tế chỉ đạo sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ngay nhà vườn Lâm Đồng cũng cần phát huy lợi thế tiềm năng của mình; với các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, đòi hỏi càng hơn thế.

17-05-34_dsc06092
Phó Chủ tịch UBND Phạm S luôn dành một khoảng thời gian hợp lý để nghiên cứu khoa học

Bởi lẽ, chỉ trong thời gian ngắn nữa thôi Việt Nam sẽ tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN, TPP… nếu các doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh tốt sẽ bị thua thiệt ngay trên sân nhà.

Quả thực, điều này khiến tôi phải đào sâu tư duy hơn nữa trước những yêu cầu thực tiễn. Chúng ta cần phải lấy khoa học công nghệ làm khâu đột phá trong tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, đặc biệt là đối với nông nghiệp”.

Tôi hiểu vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng còn rất nhiều điều để nói, để trao đổi. Tuy nhiên, biết anh vừa đi công tác ở huyện về, tôi đã chủ động kết thúc buổi gặp gỡ nhiều ý nghĩa này ở đây.

Với lòng say mê nghiên cứu khoa học cùng với tính kiên trì TS Phạm S là người đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng kỷ lục gia khoa học “Nhà khoa học có đề tài ứng dụng thực tiễn được cấp nhiều bằng lao động sáng tạo và văn bằng sở hữu trí tuệ nhất Việt Nam” vào tháng 7/2014 và bằng kỷ lục gia khoa học “Nhà khoa học sở hữu giống cây trồng, nguồn gen thực vật quý hiếm trong và ngoài nước nhiều nhất Việt Nam” vào tháng 10/2014.

 Tiếp đến, tháng 11/2014, TS Phạm S đã được Viện Hàn lâm Khoa học Sáng tạo thế giới trao tặng biểu tượng “Đĩa Vàng” về sự đóng góp khoa học công nghệ.

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm