| Hotline: 0983.970.780

Trăn trở từ xã nghề Quất Động

Thứ Sáu 11/10/2013 , 10:44 (GMT+7)

Nói về nghề thêu quê mình, Phó Chủ tịch UBND xã Quất Động (huyện Thường Tín, TP Hà Nội) Trịnh Đình Miền cho biết: Nghề thêu Quất Động do cụ tổ nghề là tiến sĩ Lê Công Hành truyền dạy.

Nói về nghề thêu quê mình, Phó Chủ tịch UBND xã Quất Động (huyện Thường Tín, TP Hà Nội) Trịnh Đình Miền cho biết: Nghề thêu Quất Động do cụ tổ nghề là tiến sĩ Lê Công Hành truyền dạy.

Cụ Lê Công Hành nguyên họ Bùi, sinh tại Quất Động, từng theo giúp Bình Định vương Lê Lợi chống giặc Minh rồi làm quan trải mấy đời Thái tổ, Thái tông triều Lê, tới chức thượng thư, được đổi theo họ vua. Trong một lần đi sứ sang Trung Quốc, cụ đã học được kỹ thuật thêu rồi về truyền lại cho dân. Đền thờ cụ hiện còn ở Quất Động.

Đến nay, nghề thêu Quất Động đã có tuổi đời trên 500 năm. Đã có thời Quất Động có đến 2 HTX thêu, một HTX thêu tiểu thủ công nghiệp và một HTX thêu nông nghiệp. Xã viên HTX thêu tiểu thủ công nghiệp được Nhà nước cung cấp gạo như cán bộ công nhân viên. Hai HTX thêu ấy thu hút tới trên 90% lao động toàn xã, với hàng ngàn khung thêu.


Bà Hoàng Thị Khương, chủ một cơ sở thêu ở Quất Động

Hằng năm, lượng lao động chỉ vơi đi một ít vào những dịp làm mùa và thu hoạch rồi lại nhộn nhịp trở lại, đời sống xã viên khá sung túc so với đời sống chung thời ấy. Cơ chế thay đổi, cả 2 HTX thêu giải thể, các hộ dựng khung thêu riêng và tự tìm đầu ra cho mình. Hàng thêu Quất Động từng có mặt ở khắp nơi, cả trong lẫn ngoài nước, người Quất Động đã từng đi truyền nghề trên khắp cả nước. Năm 2003, Quất Động được UBND tỉnh Hà Tây công nhận là xã nghề.

- Thế còn bây giờ?

- Theo ước tính của chúng tôi, chỉ còn khoảng 5% lao động trong xã làm nghề, con số cụ thể là khoảng trên dưới 200 người.

- Vì sao vậy, thưa ông?

- Câu hỏi này, nhà báo nên đi tìm lời đáp từ chính những người thợ thêu.

Xem những tác phẩm thêu tay của Quất Động, chúng tôi vô cùng thán phục bàn tay tài hoa và óc sáng tạo, sự tinh tế của những người thợ thêu. Hàng thêu tay của Quất Động rất phong phú, từ tranh thêu đến chân dung, áo thời trang, đại tự, hoành phi, câu đối, nghi môn...

Trả lời câu hỏi về nguyên nhân suy giảm nghề thêu của chúng tôi, bà Hoàng Thị Khương, chủ một cơ sở thêu có tới trên 20 lao động, cho biết: Khó khăn nhất vẫn là đầu ra cho sản phẩm. Hiện tại người Quất Động vẫn chỉ làm theo đơn đặt hàng của khách. Mà đơn đặt hàng thì rất ít. Lượng lao động còn làm nghề thêu ở đây chủ yếu là phụ nữ, làm theo giờ hoặc nhận hàng mang về nhà làm tranh thủ. Chỉ vào bức tranh “Mã đáo thành công” có kích cỡ 1,8 m x 1,2 m vừa thêu xong, tôi hỏi bà Khương:

- Như bức này, giá bán bao nhiêu?

- 20 triệu đồng.

- Giá thành bao nhiêu?

- Tất cả từ lụa, chỉ, công thợ cho đến khung gỗ, kính... là 18 triệu.

Như vậy, chủ cơ sở chỉ có lãi 2 triệu đồng. Nghề thêu cần những công cụ rất ít tiền, chỉ có kim, chỉ và khung, nhưng nghề này đòi hỏi sự khéo tay, cần sự tinh tế, cần óc thẩm mỹ rất cao và tính cần cù. Thế còn thu nhập của người làm nghề?

- Năm 2007 trở về trước, khách đặt hàng khá nhiều, nhưng thu nhập của thợ cũng chỉ đạt chừng 100 ngàn một ngày. Còn bây giờ, nếu làm cả ngày cũng chỉ đạt chừng ấy, trong khi 100 ngàn bây giờ khác xa với 100 ngàn năm 2007, còn làm theo giờ thì 10 ngàn đồng một giờ. Cơ sở của tôi chủ yếu là các cháu học sinh, ngoài giờ học đến làm theo giờ để kiếm thêm thu nhập. Chỉ có mấy thợ làm cả ngày thôi.

Có lẽ đây mới là nguyên nhân chính khiến nghề thêu từng một thời vàng son ở đất này suy giảm. 10 ngàn đồng mỗi giờ, có nghĩa là miệt mài bên khung thêu 10 tiếng đồng hồ một ngày mới được 100 ngàn. Không ai có sức ngồi như vậy cả tháng, trong khi một buổi chạy chợ vài trăm mớ rau vào nội thành Hà Nội đã có vài trăm ngàn, mà thoải mái hơn nhiều, hay vào làm công nhân trong Khu công nghiệp Quất Động ngay cạnh đó, lương cũng cao hơn nhiều, mà mỗi ngày chỉ làm có 8 tiếng.

Không có đầu ra và thu nhập thấp. Nếu không giải quyết tốt hai khâu này, thì nghề thêu Quất Động sẽ ngày một hao mòn, lụn bại.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm