| Hotline: 0983.970.780

Trận Xuân Lộc trong mắt cựu phóng viên

Thứ Năm 01/05/2014 , 07:10 (GMT+7)

Tình cờ tôi được gặp một cựu phóng viên chiến trường tại mặt trận Xuân Lộc năm xưa và nghe ông “giải mã” về phòng tuyến tử thủ được mệnh danh là “cánh cửa thép” để bảo vệ Sài Gòn…

HỒI ỨC VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA

Cựu phóng viên ấy là Đoàn Thạch Hãn (tên thật là Đoàn Kế Tường, quê ở Quảng Trị), một nhân chứng sống trong mặt trận Xuân Lộc năm xưa, hiện đang sống tại nhà riêng nằm sâu trong con hẻm nhỏ ở phường Bình Trưng Đông, Q.2 (TP.HCM).

Nhớ lại những ngày đầu bước vào “nghiệp cầm bút”, ông Hãn kể: “Thời đó, các phương tiện làm báo của đội ngũ phóng viên chiến trường chúng tôi rất thô sơ, ngoài thẻ báo chí ra còn mang theo sổ tay, vài ba cái máy ảnh nhỏ và chiếc radio để nghe tin tức chiến sự hằng ngày.

Chúng tôi tự lăn lộn khắp các chiến trường bằng mọi cách, cứ đi đến đơn vị nào thì mặc quân phục theo đơn vị đó để tránh bị lộ và sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm nguy đến với mình để tìm tòi viết rất nhiều phóng sự, tin tức nóng hổi, tạp văn gửi cộng tác cho các báo”.

Theo ông Hãn, mặc dù không được học qua một trường lớp chính quy nào dạy viết báo nhưng nghề dạy nghề đã khiến ông nhanh chóng trở thành một phóng viên chiến trường nổi tiếng. Chỉ sau một thời gian ngắn viết cộng tác cho các báo, năm 1971 ông đã chính thức chuyển về làm cho tờ "Nhật báo Sóng Thần", một trong những tờ nhật báo đầu tiên và lớn nhất Sài Gòn lúc bấy giờ. Ông tiếp tục lao vào những trận tuyến lớn, cứ thấy khu vào “động” thì lập tức tìm tới để ghi nhận viết tin bài và chuyển về cho tòa soạn báo.

17-14-17_nh-2-bi-304
Cơ quan báo Sóng Thần, nơi ông Hãn làm việc

 “Tôi đang ấp ủ kế hoạch sẽ hoàn thành cuốn hồi ký nhiều tập “Dọc đường chiến bại” nói về sự tàn khốc của cuộc chiến tranh để cần phải nói rõ cho thế hệ trẻ sau này hiểu lịch sử và sợ chiến tranh, yêu quê hương, đất nước", ông Đoàn Thạch Hãn
Trở lại mặt trận Long Khánh thời đó, ông tâm sự: “Tôi tìm xuống trung đoàn 52 (gồm ba tiểu đoàn 152, 252, 352) đóng tại ngã ba Tân Phong để tìm hiểu về kế hoạch trận đánh. Tôi chụp rất nhiều hình ảnh và viết tin bài trực tiếp từ chiến trường. Ngay hôm sau, hàng loạt tin, bài của tôi đã được kịp thời đăng trên các báo”.

Ông còn nhớ tên bài báo đó không? Tôi hỏi. Ông trả lời: Đó là bài “Một ngày ở mặt trận Xuân Lộc”, phản ánh về tất cả những tâm tư, sinh hoạt của người lính dưới giao thông hào đang chờ đợi cuộc tấn công, pháo kích như thế nào. Đồng thời, chuyển tin bài về bằng cách hẹn đến đêm đọc từng câu qua điện thoại cho người trực báo ghi lại, còn hình ảnh thì đã gửi theo các chuyến bay quân sự trong ngày.

NHỮNG KHOẢNH KHẮC KHÔNG QUÊN

Trên những con đường thôn xóm rộng mở, tráng nhựa phẳng phiu và hai bên là cây xanh trồng xen giữa những hàng cột đèn cao áp. Hàng loạt công trình công cộng và dãy nhà phố của dân mọc lên hoành tráng, mang nhịp sống sôi động của những đô thị mới. TX Long Khánh bây giờ được xác định là vị trí trung tâm SXKD của vùng nông sản hàng hóa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam.

 “Vùng đất chết” trong chiến tranh bao quanh thị xã đã được hồi sinh bởi những cánh rừng cao su bạt ngàn đang vào mùa khai thác. Hàng chục ngàn ha đất vườn cà phê, sầu riêng, chôm chôm và các loại cây ăn trái đặc sản khác đã đơm bông kết trái, đem lại niềm vui no ấm, làm giàu cho người dân vùng đất đỏ.

Theo ông Đoàn Thạch Hãn, trong cuộc chiến tranh đã đi qua, xương máu của bộ đội mặt trận giải phóng đổ xuống cho quê hương mà không ai phủ nhận được. Đó cũng chính là hậu quả cuộc chiến tranh tàn khốc, làm sao mà giải kết được hết sự thù hận không chỉ của bên thắng mà với cả bên thua cuộc.

Một trong những sự kiện làm ông không thể quên vào ngày 12/4/1975, địch ném 2 quả bom CBU (loại bom hơi ngạt, giết người bằng bức xạ đốt cháy oxy) làm hàng trăm chiến sĩ hy sinh và rất nhiều người dân thiệt mạng. Ta quyết định thay đổi phương án tác chiến, tạm thời rút bộ đội chủ lực ra khỏi thị xã, dùng lực lượng dự bị chiến dịch tiến công. Sáng 21/4, ta đã làm chủ thị xã Long Khánh, tuyến phòng thủ cuối cùng của địch ở Xuân Lộc.

Theo ông, các mặt trận ở Quảng Trị, Bình Long, Phước Long hay Long Khánh là những “điểm son” trên hành trình Nam tiến của quân ta, nhưng đây cũng là nỗi đau của dân tộc vì có biết bao người lính đã ngã xuống. Tuy nhiên, nhận định về chiến thắng lịch sử giải phóng miền Nam (30/4/1975), ông cho rằng mấu chốt phải từ mặt trận Phước Long chứ không phải từ Xuân Lộc.

Khi nhắc đến mặt trận Long Khánh và những người lính đã ngã xuống, một lần nữa ông lại ngồi lặng đi vì cảm xúc như đang chợt ùa về, sau hồi lâu ông mới thốt lên rằng: “Long Khánh, còn lâu người ta mới có thể quên được hình ảnh quá khứ, những nghĩa trang liệt sĩ thiêng liêng lắm. Đừng biến những nơi đó thành nơi u ám quá mà chúng ta cần phải thường xuyên thăm viếng thắp hương cầu cho linh hồn của người lính được thăng hoa”.

Theo ông, lâu nay cứ mỗi tháng ông lại tìm đến các nghĩa trang Sài Gòn cũ và khu nghĩa trang nơi cầu Rạch Chiếc là điểm đánh cuối cùng để thắp cho những người lính chiến trường xưa một lén nhang.

Ông cũng bồi hồi kể lại bối cảnh của tấm ảnh nổi tiếng khắp thế giới vì có nội dung tố cáo tội ác chiến tranh ghê gớm, do người bạn thân của ông tên Nick Út (quê Long An) chụp tại xã Hậu Nghĩa, huyện Củ Chi năm 1973: “Trong một lần tôi và Nick Út cùng đoàn xe làm phim đi quay phóng sự về chiến trường, Nick Út được giao nhiệm vụ đứng ngoài đường để giữ xe, còn mọi người kéo nhau vào xóm.

Đúng lúc đó có một cuộc giao tranh xảy ra, địch dội bom lửa xuống, cô bé Kim Phúc từ trong xóm quá hoảng sợ chạy ra đường trên người trần truồng, miệng há hốc và Nick Út đã tình cờ chụp lại được đúng khoảnh khắc đó. Chính từ tấm ảnh này, Nick Út đã trở thành phóng viên ảnh nổi tiếng của hãng AP (Mỹ) và đi khắp các chiến trường quốc tế!”.

ĐỔI THAY TỪ VÙNG ĐẤT CHẾT

Những ngày này, chúng tôi có dịp về thăm vùng đất đỏ Xuân Lộc, Long Khánh (Đồng Nai) chứng kiến sau gần 40 năm chiến tranh đi qua, bây giờ trên mảnh đất hoang tàn, đổ nát của ngày ấy đã hoàn toàn đổi thay với nét đẹp hiện đại của những đô thị tương lai, nằm cặp ven Quốc lộ 1A.

17-14-17_nh-3-bi-304
Những trang tư liệu viết báo chiến trường được ông ghi chép rất tỉ mỉ từng ngày, tháng, năm

Gặp chúng tôi, nông dân Trần Huy Thành, ở ấp Tân Phong, xã Xuân Tân vui vẻ tâm sự: “Ngày xưa, trước giải phóng đời sống của nhân dân trong xã chúng tôi rất khó khăn, các gia đình không có nương, rẫy để làm nên nông dân thiếu đói quanh năm, nhà ở chủ yếu là nhà tranh vách nứa, nhưng nay cuộc sống của nhân dân đã khấm khá hơn rất nhiều.

100% số hộ trong xã đã xây nhà kiên cố, cuộc sống vật chất và tinh thần được nâng cao, trong xã không còn hộ nghèo, người dân rất tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và nhà nước”.

 

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái: Cảnh tan hoang những ngôi nhà bị mưa đá, giông lốc tàn phá

Ngày 28/3, tại tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá, giông lốc gây thiệt hại nhiều nhà ở và cây cối hoa màu các huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên và Văn Chấn.

Bình luận mới nhất