| Hotline: 0983.970.780

Trảng Bàng tuyên truyền xây dựng HTX chăn nuôi bò sữa công nghệ cao

Chủ Nhật 02/06/2019 , 15:36 (GMT+7)

Ngày 1/6, hơn 100 hộ chăn nuôi bò sữa huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh tham gia hội thảo Phát triển mô hình chăn nuôi bò sữa công nghệ cao 4.0 do Phòng NN&PTNT huyện phối hợp cùng Công ty CP Giống – Thực phẩm Sữa Minh Đăng tổ chức.

Anh Trương Thanh Nam, một trong những hộ nuôi bò sữa tại  xã Hưng Thịnh cho biết, gia đình anh có nuôi 25 con bò sữa và  những người trong gia đình anh (cha, anh em) mỗi hộ đều nuôi từ 20-30 con bò sữa. Hiện ai cũng đang muốn đầu tư thêm nhưng đều gặp khó khăn về vốn. Nhờ hội thảo, anh mới thế nào là chăn nuôi theo hướng nông nghiệp tốt, gọi là VietGahp và biết chính sách ưu đãi hỗ trợ khi tham gia sản xuất. 

Ngoài ra, qua tư vấn của các chuyên gia nước ngoài, chúng tôi mới biết những công nghệ được ứng dụng để chăm sóc, chăn nuôi bò sữa như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất cũng như các ứng dụng quản lý 4.0 để có thể quản lý sức khỏe bò ở bất cứ đâu, anh Nam chia sẻ

Bà Dương Thị Thanh Hà, TGĐ Cty CP giống - Thực phẩm sữa Minh Đăng giới thiệu mô hình chăn nuôi bò sữa theo hướng nông nghiệp tốt cùa công ty.

Ông Trương Tấn Đạt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết, hiện nay toàn huyện mới có 3 mô hình tổ chức sản xuất theo hướng công nghệ cao, tuy nhiên chỉ ở lĩnh vực trồng trọt và 1 mô hình chăn nuôi vịt sinh thái.

Toàn huyện hiện có hơn 4.700 con bò sữa do 360 hộ tham gia sản xuất chăn nuôi và bán sản phẩm cho các công ty sữa như Vinamilk, Fresland Campina… trung bình 1 con bò sữa lấy sữa 15 kg/ngày, với 300 ngày cho sữa đem về 4.500 kg sữa/năm/con, với giá sữa bình quân hiện nay 12.000 đ/kg, doanh thu 54 triệu đồng/con/năm, chi phí 27 triệu đồng/con/năm, lợi nhuận 27 triệu đồng/con/năm.

Trong chăn nuôi hiện nay con bò sữa được đánh giá đây là vật nuôi mang lại hiệu quả cao.

Ông Trương Tấn Đạt, Trưởng phòng NN&PTNT giới thiệu các chính sách ưu đãi khi tham gia sản xuất VietGahp.

Với định hướng phát triển quy mô đàn bò sữa đến năm 2030 đạt được 7.000 con, chúng tôi mong muốn các hộ chăn nuôi sẽ từng bước đầu tư theo tiêu chuẩn VietGahp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm