| Hotline: 0983.970.780

Trang trại Phú Yên đến thời... hái quả

Thứ Năm 25/02/2010 , 10:16 (GMT+7)

Năm qua, hầu hết các trang trại chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp ở Phú Yên đều ăn nên làm ra, nên trại nào cũng ăn Tết tưng bừng...

Trang trại nuôi cút, trại heo rừng, trại ếch, trại cây bạch đàn, keo lai… Năm qua, hầu hết các trang trại chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp ở Phú Yên đều ăn nên làm ra, nên trại nào cũng ăn Tết tưng bừng - Đó là cảm nhận của nhiều người khi đến thăm các trang trại trong những ngày đầu năm mới này.

Vượt chặng đường dài hơn 70km đến thôn Bình Thạnh Nam, xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu (Phú Yên), chúng tôi choáng ngợp trước màu xanh bạt ngàn của những dãy cây bạch đàn, keo lai trồng thẳng tắp từ dưới chân đất bằng lên tận đỉnh núi. Đứng dưới con đường nhỏ nằm vắt qua suối chất chồng đá và nước chảy róc rách, anh Nguyễn Văn Nhâm chỉ tay về phía cánh rừng cây trồng, hồ hởi nói: Trước đây vùng đất đá đồi núi này rất hoang vắng, cây cỏ dại mọc um tùm. Nhưng mấy năm nay, nhiều người đổ xô về đây đầu tư phát triển trang trại nuôi heo rừng, nuôi cá, gia cầm, trồng cây lâm nghiệp. Nhờ nằm cách xa khu dân cư với thời tiết thuận lợi nên trồng cây hoặc nuôi con gì ở vùng này cũng đều lớn nhanh, không dịch bệnh, mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho các hộ gia đình vốn nghèo.

Cũng như nhiều hộ gia đình khác, anh Nhâm hùn vốn với ba hộ dân trong tỉnh đầu tư trồng gần 100ha cây bạch đàn, keo lai được từ 2 – 4 năm tuổi. Chỉ hai hoặc ba năm nữa là có thể thu hoạch vài chục ha cây keo trồng đợt đầu dự kiến thu nhiều tỉ đồng. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, anh Nhâm đã thiết kế trang trại vườn, ao chuồng nuôi cá, heo rừng lai, gà, bò, sản xuất lúa nước… Từ nguồn thu này, mỗi năm anh Nhâm đầu tư hàng chục triệu đồng phát triển thêm diện tích trồng cây lâm nghiệp. “Nhờ làm trang trại, cuộc sống kinh tế của gia đình trở nên khấm khá hơn trước nhiều. Mừng quá! Tết này, trang trại của tôi đã làm thịt một con heo rừng lai chiêu đãi anh em, bạn bè gần xa…” – anh Nhâm tâm sự.

Phong trào làm kinh tế trang trại đã và đang thật sự phát triển mạnh ở các vùng nông thôn thị xã Sông Cầu, các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, Phú Hòa… Tại xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa), hiện đã xuất hiện hàng chục trang trại ăn nên làm ra với thu nhập hàng năm hàng trăm triệu đồng/trang trại. Những ngày đầu năm mới này, chúng tôi đã ghé thăm trang trại nuôi heo rừng giống sinh sản, nuôi cút đẻ trứng của anh Nguyễn Ngọc Quỳnh ở thôn Sơn Thọ, xã Hòa Kiến.

Anh Quỳnh đã nuôi 28 con heo rừng giống (21 con cái, 7 đực) du nhập từ Thái Lan, được Viện Chăn nuôi kiểm định chất lượng giống tốt. Chỉ sau hơn 1 năm đi vào sản xuất chăn nuôi, trang trại nuôi heo rừng giống của anh Quỳnh đã cung ứng cho người nuôi trong và ngoài tỉnh hàng trăm con heo rừng giống chất lượng. Đây là mô hình điểm về chăn nuôi heo rừng giống đạt hiệu quả kinh tế cao của tỉnh. Anh Quỳnh khoe: “Tết này, niềm vui của tôi được nhân lên gấp bội. Bởi vào Mùng 1 Tết, một con heo cái mẹ với bản năng sống hoang dã đã tìm cách chui ra khỏi chuồng rồi đến nơi hoang vắng đẻ 6 heo con, sau đó heo mẹ dẫn bầy heo con trở lại chuồng. Thế là đầu năm nay đàn heo con đã tăng thêm rất nhiều đảm bảo đáp ứng nhu cầu giống cho chăn nuôi heo rừng thương phẩm trong tỉnh”. Không những thế, cuối năm 2009, anh Quỳnh còn đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi hơn 8.000 con chim cút đẻ trứng. Hiện tại tỉ lệ cút đẻ đạt trên 90%.

Cũng ở thôn Sơn Thọ, hộ ông Nguyễn Tấn Lợi đã mạnh dạn đầu tư kinh phí xây dựng trang trại vườn ao, chuồng, ruộng (VACR) kết hợp mang lại nguồn thu nhập kinh tế cao. Đặc biệt, trên diện tích 850 m2 ao, ông Lợi thả nuôi ếch Thái Lan, nuôi cá lóc, cải tạo vườn tạp trồng hoa màu… mỗi năm thu nhập hàng chục triệu đồng. Ở cạnh thôn Sơn Thọ, thôn Cẩm Tú phát triển trang trại theo mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa khá hiệu quả. Hộ anh Đàm Ngọc Phong sản xuất trang trại trên 12 ha, trong đó có 4 ha chăn nuôi gà, bồ câu kết hợp trồng cây ăn quả như xoài, đu đủ, chuối, chanh…

Anh Phong cho biết, chỉ tính riêng việc trồng 700 cây đu đủ hái bán được 3 tấn trái trước Tết Canh Dần, thu lãi 20 triệu đồng… Theo ông Võ Huy Lăng, Chủ tịch UBND xã Hòa Kiến, xã khuyến khích người dân đến tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình sản xuất trang trại giỏi của anh Phong, anh Quỳnh, anh Lợi…; đồng thời vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất trang trại; vận động các hộ nông dân xây dựng mô hình vườn rừng kết hợp ở các vùng núi đá sỏi, lập vườn rừng kết hợp chăn nuôi bò sinh sản; tiếp tục mở hướng sản xuất trang trại ở khu vực Phú Sung, Đồng Sim, Sơn Thọ, Cẩm Tú, Thọ Vức…

Theo Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Phú Yên, toàn tỉnh đã phát triển được 2.735 trang trại với tổng vốn đầu tư trên 348 tỉ đồng, bình quân mỗi trang trại đầu tư hơn 127 triệu đồng. Hàng năm, thu nhập của các trang trại đạt gần 100 tỉ đồng; giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của mỗi trang trại đạt 299 triệu đồng. Hiện nay, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đất cho 170 trang trại, chiếm 6,22% trong tổng số trang trại, chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm