Thứ tư, 24/04/2024 | 19:52 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 07:15, 09/10/2017

Trang trại 'triệu đô' của chàng sinh viên bỏ học làm nông nghiệp công nghệ cao

Khi đang còn là một sinh viên, anh Nguyễn Đông Hải (33 tuổi), ngụ đường Vòng Lâm Viên, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), đã quyết tâm khởi nghiệp với đôi bàn tay trắng.

Trải qua nhiều gian lao, phải bỏ ngang cả việc học hành, nay anh đã làm chủ một trang trại nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có tiếng tại Đà Lạt.
 

Khởi nghiệp gian truân

Năm 2005, anh Nguyễn Đông Hải rời vùng quê nghèo ở Hà Tĩnh vào Đà Lạt theo học tại khoa Môi trường, Trường ĐH Đà Lạt. Sau những lần làm thuê kiếm sống và đóng tiền học phí, chàng sinh viên trẻ này bắt đầu bén duyên với nghề làm nông. Sau những giờ trên giảng đường bạn bè lại thấy chàng trai này lang thang tới những vườn sản suất nông nghiệp gần trường lân la hỏi chuyện người dân về kỹ thuật trồng các loại rau.

15-55-11_nh_1
Ông chủ trẻ Nguyễn Đông Hải

Thậm chí, Hải còn tự nguyện lội xuống vườn làm việc không công với mục đích học hỏi cách trồng rau của người Đà Lạt. Không lâu sau, Nguyễn Đông Hải nhờ chị gái (lập gia đình tại Đà Lạt) thuê 3ha đất hoang để anh chàng này thử sức. Có đất nhưng không một đồng vốn, Hải mượn sổ đỏ của gia đình chị gái thế chấp ngân hàng vay được 300 triệu đồng làm vốn đầu tư.

“Tay ngang” làm nông nghiệp, mọi chuyện không đơn giản như chàng sinh viên trẻ này nghĩ. Anh Hải cho biết: “Trong suốt mấy năm liên tục, mình làm ăn không hiệu quả mặc dù đã cố gắng hết sức. Sản phẩm làm ra chủ yếu bán cho thương lái tới vườn mua nên phụ thuộc tất cả vào họ dẫn đến đầu ra rất bấp bênh. Việc trúng mùa nhưng thương lái không mua, hoặc bị ép giá, phải đổ bỏ nguyên cả vườn rau cũng không phải là hiếm. Có những lúc tưởng chừng tôi đã thất bại, phá sản đến nơi, làm ăn lâm vào bế tắc khủng khiếp, nợ nần chồng chất!..”.

Bỏ học, vươn lên từ nợ nần

Đến nay, anh Nguyễn Đông Hải đang sở hữu trang trại rộng tới 20ha đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó trên 10ha đã chuyển vào sản xuất trong nhà kính, với các loại sản phẩm chủ lực như dưa leo, cà chua các loại, cải ngũ sắc, ớt chuông, củ cải…

Ngoài ra, anh Hải còn liên kết với 20 hộ dân khác với diện khoảng 30ha để sản xuất nông nghiệp sạch, nhận bao tiêu sản phẩm để đủ hàng cung cho hệ thống các siêu thị. Tổng doanh thu của trang trại hiện nay lên tới hàng chục tỷ đồng mỗi năm, giải quyết việc làm ổn định cho gần 100 lao động, trở thành một trong những trang trại sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trở thành điểm du lịch canh nông nổi tiếng tại Đà Lạt.

15-55-11_nh_2
Thu hoạch sản phẩm tại trang trại của anh Nguyễn Đông Hải

Anh Nguyễn Đông Hải tiết lộ bí kíp để có được thành công như hôm nay: “Trước việc làm ăn thua lỗ, tôi quyết định nghỉ học khi còn dở dang năm 3 đại học để “toàn tâm, toàn trí, toàn lực” tìm cách vực dậy trang trại”. Cũng từ thời điểm này, Nguyễn Đông Hải khăn gói đi nhiều nơi để tìm hiểu về cách làm nông nghiệp sạch, sản xuất theo tiêu chuẩn Globoal-Gap, VietGAP… với mục đích để sản phẩm có thể thâm nhập được vào chuỗi các nhà hàng, siêu thị, tạo sự ổn định cho đầu ra.

Một lần nữa, chàng trai này lại tiếp tục “vận động” người thân vay mượn tiền bạc để giúp anh tái đầu tư, cấu trúc lại sản xuất. Phần lớn diện tích được anh Hải đầu tư lại từ đầu để phù hợp với việc sản xuất các loại nông sản đạt chuẩn về chất lượng. Cũng trong thời gian này, anh Nguyễn Đông Hải đã chủ động tìm tới các đơn vị bao tiểu sản phẩm số với lượng lớn, có uy tín, gồm hệ thống các nhà hàng, siêu thị đặt vấn đề cung cấp các loại rau, củ, quả, đạt chuẩn GloboalGAP, VietGAP, MetroGAP và Chuỗi thực phẩm an toàn của trang trại.

Lúc bấy giờ, việc sản xuất nông sản đạt được các tiêu chuẩn này tại Đà Lạt vẫn còn rất ít. Vì thế, sản phẩm nông nghiệp của anh Nguyễn Đông Hải đã nhanh chóng được đối tác lựa chọn, đưa vào kênh phân phối chính thức của siêu thị. Từ đây, công việc làm ăn của chàng trai này từng bước vượt qua khó khăn và phất lên trông thấy.

Từ một trang trại “èo ọt” trên bờ vực phá sản vì thua lỗ, nợ nần chồng chất, ông chủ trẻ Nguyễn Đông Hải đã đưa ra quyết định đúng đắn, đi tắt đón đầu xu hướng tiêu thụ nông sản sạch trên thị trường, tập trung sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, chú trọng tới chất lượng sản phẩm nên đã được các đối tác chấp nhận, tạo sự ổn định về đầu ra. Không chỉ trả hết nợ trong thời gian ngắn, trang trại này còn ăn nên làm ra trong sự ngỡ ngàng của người thân và bạn bè.

Bây giờ, nhìn trang trại sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao rộng hàng chục hecta với tên gọi VietFarm cùng cơ sở vật chất hiện đại, khang trang trị giá lên tới hàng chục tỷ đồng, khó ai có thể tin được ông chủ của nó năm nay mới chỉ 33 tuổi và từng khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng.

Hoàng Hạnh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm