| Hotline: 0983.970.780

Trang trại xanh ở vùng đất non thiêng

Thứ Ba 22/10/2013 , 10:39 (GMT+7)

Trang trại trồng cây ăn quả của ông Đoàn Quang Tuệ, xã Thượng Yên Công (Uông Bí, Quảng Ninh), nơi có non thiêng Yên Tử, xứng đáng là mẫu hình trong phát triển kinh tế trang trại.

Với 16 ha vườn đồi đã được phủ kín màu xanh, trang trại trồng cây ăn quả của ông Đoàn Quang Tuệ, xã Thượng Yên Công (Uông Bí, Quảng Ninh), nơi có non thiêng Yên Tử, xứng đáng là mẫu hình trong phát triển kinh tế trang trại.

Tới thăm trang trại của ông Tuệ, chúng tôi không khỏi choáng ngợp bởi hệ thống tường bao được xây bằng gạch xỉ kiên cố, phía trong tường bao là màu xanh ngút ngàn của vải, nhãn, cam, ổi và thanh long ruột đỏ…

Ông Tuệ cho biết, hiện trang trại của ông đang trồng 4.000 gốc thanh long ruột đỏ đã bắt đầu cho thu hoạch; 3.300 gốc vải chín sớm và chín muộn; 400 cây nhãn, 1.800 cây cam đường Canh; 500 cây cam Vinh và 600 gốc ổi Đài Loan…

Chỉ tính riêng thanh long mỗi cây cho thu hoạch từ 7 - 10 kg quả tươi, với giá chính vụ từ 35 - 40 nghìn đồng/kg, vườn thanh long của ông đã cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm, chưa kể thu nhập từ vải, nhãn và loại các cây khác.


Trang trại thanh long của gia đình ông Tuệ

Để có được mùa quả ngọt như hôm nay, ông Tuệ cũng trải quả những tháng ngày gian nan vất vả và có cả những thất bại. Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, ông Tuệ kể lại: “Ban đầu chưa có kinh nghiệm nên tôi đưa giống thanh long ruột đỏ của Đài Loan về trồng đại trà, nhưng sau vài năm sản lượng thu hoạch không được như mong muốn, quả nhỏ và không đảm bảo chất lượng”.

Hai vợ chồng ông lại lặn lội đi khắp các vùng trồng thanh long nổi tiếng trong cả nước để tìm các giống mới thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở đây, thậm chí mời cả những chuyên gia đầu ngành của Viện Rau quả Trung ương về tư vấn và cuối cùng giống thanh long mang tên “Long Định” đã được chọn lựa.

Kể về quá trình gây dựng lại vườn thanh long, ông Tuệ tự hào cho biết: “Sau nhiều ngày mày mò nghiên cứu làm cách nào để gây dựng lại vườn thanh long nhanh nhất, tôi đã tìm ra cách để chiết ghép, đó là không chặt bỏ cả cây mà cắt bỏ phần trên của thân cây, sau đó ghép giống thanh long mới vào, với cách làm như vậy giống thanh long mới đã bén rễ trên thân cây cũ và nó đã cho mùa quả ngọt đầu tiên”.

Qua tìm hiểu, được biết, ông Tuệ là một kỹ sư chế tạo máy, hiện ông đang công tác tại Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, không một ngày được đào tạo bài bản về nghề trồng trọt. Nhưng qua nghe cách ông say sưa nói chuyện về kỹ thuật và nhìn hiệu quả mang lại từ các giống cây ở đây, chúng tôi thực sự cảm phục về sự tâm huyết của ông với nghề nông.

Hỏi về kinh nghiệm để gây dựng và phát triển trang trại, ông Tuệ chia sẻ, trước hết phải có sự định hướng, hỗ trợ và sự quan tâm ủng hộ của chính quyền bằng các chính sách đúng đắn; người nông dân phải mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là khâu chọn giống và chăm bón đúng thời điểm; phải cần cù chịu khó và tìm được các bạn hàng trung thành để giải quyết đầu ra cho sản phẩm…

Được biết trong tương lai, trang trại của ông Tuệ sẽ lấy cây thanh long làm chủ lực để phát triển kinh tế, đồng thời ông sẽ phát triển thêm các loại cam có giá trị kinh tế cao.

Ngoài ra ông đang ấp ủ dự định trong tương lai gần, sau khi vườn cây đã ổn định, ông tiếp tục kết hợp phát triển thêm chăn nuôi một số gia súc, gia cầm như bò, lợn, gà... Và về lâu dài, ông sẽ sẵn sàng hợp tác với bà con nông dân trên địa bàn trong đầu tư giống, chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật để giúp nông dân cùng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm