| Hotline: 0983.970.780

Tranh ai giống tranh Phái?

Thứ Ba 01/11/2011 , 10:18 (GMT+7)

Đó là bức tranh "Phố Hàng Bạc" do họa sĩ Bùi Thanh Phương - con trai của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái - vẽ vào năm 1982.

Tác phẩm “Phố Hàng Bạc” của Bùi Thanh Phương nhưng bị gắn nhầm tên Bùi Xuân Phái đã gây ra sự hiểu lầm

Tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã diễn ra cuộc triển lãm tranh của nhà sưu tập người Thái Lan - ông Tira Vanichtheeranont. Khoảng 50 bức tranh triển lãm đều được các họa sĩ học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vẽ.

Người xem dễ dàng nhận ra những gương mặt quen thuộc đã góp phần làm nên một nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, như: Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Văn Tỵ, Bùi Xuân Phái… Bộ sưu tập này, từng thuộc về ông Petro Paris - tham tán thương mại tại Đại sứ quán Ý đã làm việc tại Hà Nội trong những năm 1980 - 1983 và 1988 - 1990. Sau khi ông Paris qua đời, bộ sưu tập được thừa kế bởi người vợ Thái Lan của ông, và bà đã bán lại cho ông Tira Vanichtheeranont.

Rắc rối là trong số 50 bức tranh mang ra triển lãm trước công chúng, có một bức tranh của họa sĩ Bùi Thanh Phương được vẽ rất giống bút pháp của danh họa Bùi Xuân Phái. Ai cũng biết, Bùi Thanh Phương là con trai của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái và hai cha con từng cầm cọ bên cạnh nhau trong nhiều năm.

Việc con giống cha, trò giống thầy trong nghệ thuật không có gì phải ngạc nhiên. Điều khiến dư luận thắc mắc là trong triển lãm của ông Tira, một bức tranh của Bùi Thanh Phương lại được gắn tên của Bùi Xuân Phái. Ai cũng biết là giá trị nghệ thuật lẫn giá bán tranh Bùi Xuân Phái rất cao. Vậy việc “nhầm tên” này là vô tình hay cố ý?

Qua tìm hiểu thì được biết rằng, sự nhầm lẫn này do lỗi của các nhân viên trong việc làm “chú thích” khi treo tranh trong triển lãm và cả việc chữ ký của Bùi Thanh Phương khá giống chữ ký của Bùi Xuân Phái, họa sĩ bố ký “Phái” còn họa sĩ con ký “Phương” sau khi hoàn thành họa phẩm.

Ngay khi có dư luận, họa sĩ Bùi Thanh Phương đã liên lạc với ‎ông Tira. Họa sĩ Bùi Thanh Phương cho biết: “Ông Tira là người chừng mực, khi tôi có ý kiến và xác nhận rằng đó là tranh của tôi thì ông đã tiếp nhận ngay và đã đề lại đúng tên tác giả”. Cũng theo Bùi Thanh Phương về chữ ký Phái trên tranh của Bùi Xuân Phái và chữ ký Phương trên tranh của Bùi Thanh Phương, thì: “Chữ ký này tôi sử dụng từ năm 1980 cho đến ngày nay”.

Nhà sưu tập Tira Vanichtheeranont thì nói sau "sự cố” trên: “Bùi Thanh Phuơng là một trong những họa sĩ mà tôi sưu tập. Đối với tôi, tranh Bùi Thanh Phuơng có một giá trị đích thực và tôi không hề nao núng nếu anh muốn chuyển lại để tôi tiếp tục gìn giữ”.

Về bức tranh, Bùi Thanh Phương cho biết: “Bức này tôi vẽ phố Hàng Bạc năm 1982, lúc này phố cổ Hà Nội còn nguyên như thế. Ngày đó tranh cụ Phái giá bán cũng bằng giá tranh của Phương, và các họa sĩ thời đó vẽ tranh cho vui là chính thôi, hồn nhiên, vô tư không quan trọng lắm chuyện ảnh hưởng phong cách. Cứ vẽ đúng như thực tế phố cổ là nhang nhác giống cụ Phái rồi. Chỉ sau khi cụ Phái mất, và giá trị tác phẩm của cụ thăng tiến trên thị trường thì tôi mới buộc phải kết thúc giai đoạn này, nghĩa là không vẽ phố cổ Hà Nội nữa. Bức tranh trên, tôi đảm bảo đã được bán đi cách đây trên 20 năm và nó qua tay bao người thì điều này tôi chịu”.

Sau "sự cố" này, họa sĩ Bùi Thanh Phương và một vài nhà sưu tập đã ngỏ lời mua bức tranh “Phố Hàng Bạc” do ông Tira sưu tập, nhưng ông Tira không có ý định bán.

Họa sĩ Bùi Thanh Phương bộ bạch: “Từ khi gặp lại bức tranh "Phố Hàng Bạc" của mình trong sưu tập của ông Tira, quả thực đã đem lại cho tôi nhiều cảm xúc. Cảm xúc lớn nhất là như gặp lại một thời đã qua, một giai đoạn đầu trong nghiệp vẽ. Tôi chưa bao giờ hỏi mua tranh của bất kỳ ai cả, lần này là lần đầu tiên tôi hỏi mua tranh và tôi lại hỏi mua tranh của chính mình. Tôi mạo muội hỏi mua từ ông Tira bức tranh này, nếu ông đồng ý xin cho biết giá bán. Khi thấy hợp với khả năng tôi sẽ mua mà không mặc cả, nếu ông Tira chấp nhận bán và mức giá không vượt quá 5 ngàn USD. Nhưng quả thật mua lại một kỷ niệm dù đắt mấy tôi cũng phải cố gắng”.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm