| Hotline: 0983.970.780

Tranh cãi quanh nền dân chủ của Singapore

Thứ Năm 14/09/2017 , 11:10 (GMT+7)

Ngày 13/9, bà Halimah Yacob đã chính thức trở thành Tổng thống Singapore, sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý cuối cùng. Đây là nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử 47 năm của đảo quốc sư tử.

Nhiều kinh nghiệm chính trường

Nhật báo uy tín Straitstimes của Singapore cho hay, đã có khoảng hơn 800 người ủng hộ bà Yacob có mặt tại Trụ sở Hiệp hội Nhân dân ở Jalan Besar để chúc mừng bà. Đáp lại, bà Yacob nói lời cảm ơn người dân, đồng thời cho biết sẽ phụng sự hết mình vì người dân và đất nước Singapore.

Bà Halimah Yacob bên cạnh chồng tại trụ sở Hiệp hội Nhân dân Singapore hôm 13/9

Lễ tuyên thệ nhậm chức của bà Halimah Yacob sẽ chính thức diễn ra trong ngày hôm nay. Các giấy tờ bà Yacob phải nộp Trung tâm ứng cử ở Hiệp hội Nhân dân gồm Giấy chứng nhận đủ điều kiện do Uỷ ban bầu cử cấp, giấy chứng nhận cộng đồng Malaysia và giấy uỷ quyền chính trị. Bà Yacob, 63 tuổi, là Tổng thống người gốc Malaysia thứ 2 và là nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử 47 năm của Singapore.

Trong phát biểu trước công chúng, bà Halimah Yacob đã ca ngợi nền văn hoá đa chủng tộc và quyền bình đẳng của Singapore. “Điều này không chỉ tốt cho chúng ta lúc này, mà còn cho cả thế hệ sau, bởi nó cho thấy mặt tốt đẹp của một đất nước Singapore đa chủng tộc. Tất cả mọi phụ nữ đều có thể hướng tới vị trí cao nhất trên đất nước chúng ta, nếu họ có động lực, quyết tâm và ý chí làm việc chăm chỉ”-bà Yacob cho biết.

Trước khi nắm giữ vị trí hiện tại, bà Yacob từng nắm giữ vị trí Bộ trưởng Phát triển cộng đồng-Thanh niên và Thể thao. Bà cũng từng là Phó Tổng thư ký Công đoàn quốc gia Singapore. Xa hơn từ năm 2001, bà Yacob đã làm việc trong cơ quan lập pháp Singapore, khi là thành viên của Uỷ ban kiến nghị công của Quốc hội, sau đó tham gia nhiều ban khác. Năm 2013, bà Yacob được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Singapore và đến năm 2016 tiếp tục nhận tín nhiệm cho vị trí này. Để phục vụ cho việc tranh cử Tổng thống, bà Yacob đã phải rút khỏi vị trí này cũng như cương vị nghị sĩ thuộc đảng Nhân dân hành động (PAP) cầm quyền của Thủ tướng Lý Hiển Long.

Theo Sắc lệnh bầu cử mới do Thủ tướng Lý Hiển Long ban hành hôm 28/8, Uỷ ban bầu cử sẽ xem xét các ứng viên và thông báo quyết định trước ngày 12/9. Trong trường hợp chỉ có 1 ứng viên hợp lệ, người ứng cử sẽ trở thành Tổng thống. Trường hợp có từ 2 người trở lên, bầu cử sẽ tổ chức vào ngày 23/9 theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Ứng viên buộc phải đáp ứng các yêu cầu là có kinh nghiệm chính trị, làm việc trong một cơ quan liên quan tới nhà nước hoặc điều hành, nắm giữ số cổ phiếu ở trong một công ty trị giá tối thiểu 500 triệu đô-la Singapore. Do quy định này, 2 ứng viên đối thủ của bà Yacob, doanh nhân nhân gốc Malaysia, Mohamed Salleh và Farid Khan đã bị loại.
 

Tranh cãi

Chiến thắng dễ dàng của bà Yacob làm dấy lên những tranh cãi trong công chúng Singapore. Trên mạng xã hội Singapore, đã xuất hiện hẳn một phong trào gắn với hashtag #notmypresident (Không phải tổng thống của tôi) để phản đối việc chính phủ “chọn sẵn” Tổng thống thay người dân. Đối lại, những người ủng hộ bà Halimah cũng đưa ra hashtag #halimahismypresident.

Kyle Malinda White, 25 tuổi, nói với Straitstimes rằng cô không phản đối bà Halimah, nhưng băn khoăn về cách chính phủ ngăn cản các ứng viên tự do. Rio Hoe, 25 tuổi, tốt nghiệp ngành luật và đang điều hành trang blog chính trị-xã hội Consensus SG thì cho rằng, người dân Singapore đã bị “đánh cắp” quyền được bầu cử để được chọn Tổng thống cho mình. Chia sẻ góc nhìn này, nghị sĩ đảng Công nhân Singapore, Yee Jenn Jong nhận định, phản ứng của công chúng sẽ là khởi đầu không tốt cho bà Yacob trên cương vị mới. Tài khoản Lings trên Twitter than thở: “Tôi luôn là một “fan” ôn hoà của PAP (đảng Nhân dân hành động), nhưng việc này đã đi quá xa”, kèm theo hashtag #NotMyPresident#PE2017.

Có lẽ hiểu phản ứng một bộ phận nhân dân, bà Yacob hôm qua cho biết, dù cuộc bầu cử diễn ra hay không, bà sẽ vẫn là Tổng thống của tất cả người dân Singapore.

(Theo SCMP, DW)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm