| Hotline: 0983.970.780

Tranh cãi quyết định dùng thuốc trừ sâu diệt ong để cứu củ cải đường

Chủ Nhật 24/01/2021 , 10:05 (GMT+7)

Chính phủ Anh đang phải đối mặt với làn sóng phản ứng dữ dội sau khi cấp phép cho sử dụng khẩn cấp thuốc trừ sâu thiamethoxam neonicotinoid để diệt ong.

Dư luận tố chính phủ “nuốt lời”

Trước đó, hồi năm 2018, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành lệnh cấm sử dụng trong tự nhiên đối với hóa chất thiamethoxam neonicotinoid- một loại thuốc trừ sâu có tác động đến loài ong và các loài côn trùng thụ phấn khác.

Neonicotinoids là một loại thuốc trừ sâu có tính chất hóa học tương tự như nicotine và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của côn trùng chỉ được EU cho phép sử dụng trong nhà kính. Ảnh: Greenpeace

Neonicotinoids là một loại thuốc trừ sâu có tính chất hóa học tương tự như nicotine và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của côn trùng chỉ được EU cho phép sử dụng trong nhà kính. Ảnh: Greenpeace

Vào thời điểm đó, chính phủ Anh cũng cam kết sẽ giữ nguyên lệnh cấm này sau khi Brexit- rời khỏi khối EU vào ngày 31/1/2020.

Tuy nhiên một loạt các hãng truyền thông địa phương như The Guardian, BBC đã công vạch tội chính phủ vì đã “nuốt lời hứa” sau khi Vương quốc Anh đã Brexit thành công. Cụ thể là vào hôm thứ Sáu tuần trước, Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn (DEFRA) đã đột ngột phê duyệt cho sử dụng hoạt chất thiamethoxam neonicotinoid để sử dụng khẩn cấp trên củ cải đường trong niên vụ 2021. Đây là một loại thuốc trừ sâu có phổ hoạt động rộng, chống lại nhiều loại côn trùng thiên địch có lợi cho mùa màng.

“Chúng tôi rất buồn và tức giận. Đây là một quyết định đi ngược lại xu thế bảo vệ môi trường của DEFRA”, Matt Shardlow -giám đốc điều hành của mạng lưới bảo vệ côn trùng Buglife, cho biết trong một tuyên bố.

Theo tờ The Guardian, quyết định trên của DEFRA được đưa ra theo đề nghị của Nghiệp đoàn  Nông dân Anh (NFU) và tập đoàn British Sugar về việc bảo vệ nguồn cung cấp củ cải đường trước nguy cơ mất mùa đối với loại cây trồng này do đang bị một loại virus gây hại khiến củ cải đường bị héo vàng và chết rục hàng loạt.

Bệnh vàng lá do virus đang gây ra những thiệt hại chưa từng có đối với nông dân trồng củ cải đường ở Anh. Tại nhiều vùng, một số nông dân trồng loại cây này đã bị thiệt hại năng suất lên đến 80% và sự cho phép sử dụng ngay loại thuốc trừ sâu này là rất cần thiết để ngăn chặn bệnh dịch.

Thuốc trừ sâu thiamethoxam neonicotinoid sẽ rất quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cho những người trồng củ cải đường ở Anh để họ có thể tiếp tục gắn bó với đồng ruộng", ông Michael Sly, Chủ tịch NFU nói, đồng thời cho biết hiện một số quốc gia thuộc EU cũng đã cho phép sử dụng khẩn cấp loại hóa chất này, bao gồm Bỉ, Đan Mạch và Tây Ban Nha.

Tuy nhiên những tổ chức và cá nhân bảo vệ môi trường cho rằng, bất kỳ việc sử dụng một loại thuốc trừ sâu nào đều là quá rủi ro, nhất là vào thời điểm quần thể côn trùng này đang gặp nguy hiểm.

 Côn trùng bị báo động đỏ

Theo một nghiên cứu trong năm 2020 cho thấy, những loài côn trùng trên mặt đất đã suy giảm mật số khoảng 50% trong vòng 75 năm qua. Tờ The Independent cho biết, Vương quốc Anh hiện đã mất một phần ba tổng đàn ong trên lãnh thổ trong một thập kỷ vừa qua.

Một con ong mật thụ phấn hoa tại Công viên St. James ở trung tâm London vào ngày 21 tháng 5 năm 2020. Ảnh: AFP/Getty Images

Một con ong mật thụ phấn hoa tại Công viên St. James ở trung tâm London vào ngày 21 tháng 5 năm 2020. Ảnh: AFP/Getty Images

Các nghiên cứu cho biết, sự suy giảm mật số loài ong ở Anh bắt đầu từ năm 2007, trùng hợp với sự ra đời của hoạt chất thiamethoxam neonicotinoid, do loại thuốc trừ sâu này đã làm suy yếu hệ miễn dịch của loài ong và gây tổn thương não của ong non, khiến chúng khó bay hơn.

"Côn trùng nói chung và ong nói riêng tồn tại để thực hiện các vai trò quan trọng như thụ phấn cho cây trồng, hoa cỏ, và tái chế chất dinh dưỡng, nhưng hiện rất nhiều loài đã bị sụt giảm nghiêm trọng. Bằng chứng cho thấy, chúng ta đã mất ít nhất 50% côn trùng kể từ năm 1970 và 41% tổng số các loài côn trùng hiện nay đang đứng trước mối đe dọa tuyệt chủng", tổ chức Wildlife Trust cho biết.

Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường xuống đường và thu thập chữ ký phản đối việc dùng thuốc trừ sâu để diệt ong. Ảnh: 38 Degrees 

Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường xuống đường và thu thập chữ ký phản đối việc dùng thuốc trừ sâu để diệt ong. Ảnh: 38 Degrees 

Hiện nhiều người dân Anh đang lan truyền một bản kiến ​​nghị và thu thập chữ ký trên internet nhằm kêu gọi chính phủ đảo ngược quyết định của mình.

"Loại thuốc trừ sâu này có thể gây chết ong và các loài thụ phấn khác mà môi trường của chúng ta rất cần để duy trì hệ động thực vật. Các loài ong thụ phấn cho 3/4 mùa màng nên việc cấp phép cho sử dụng loại thuốc trừ sâu này trở nên vô cùng phản cảm”, đơn kiến ​​nghị nêu rõ.

Tờ The London Economic cho biết, bản kiến nghị đã nhận được chữ ký của từ những người bình dân cho đến người nổi tiếng, bao gồm cả diễn viên hài Sue Perkins.

Trong tuyên bố của mình, tổ chức Buglife cho biết họ đặc biệt lo ngại về điều khoản cho phép nông dân phá hủy cả hoa dại xung quanh các cánh đồng củ cải đường và thiếu minh bạch các thông tin về việc súc rửa các bình phun xịt thuốc trừ sâu có thể gây ô nhiễm các dòng sông.

(Guardian, BBC)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.