| Hotline: 0983.970.780

Tránh tình trạng đất đai rơi vào tay một số người

Thứ Hai 18/03/2013 , 09:15 (GMT+7)

Trường ĐH Thủy lợi đã tiếp nhận được 3.365 ý kiến đóng góp của cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên trong toàn trường vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Trường ĐH Thủy lợi đã tiếp nhận được 3.365 ý kiến đóng góp của cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên trong toàn trường vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Đề cập đến nội dung đã được bản Dự thảo sửa đổi lần này lược bỏ so với bản Hiến pháp đang hiện hành, GS - TS. Nguyễn Quang Kim, Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi, có ý kiến: “Chúng tôi đề nghị bổ sung thêm một điều nói về thế hệ trẻ Việt Nam và nên đặt ở vị trí điều 11 trong Chương I của bản Dự thảo. Trong đó xác định rõ: Vai trò của thế hệ trẻ trong xây dựng và bảo vệ đất nước; Trách nhiệm và quyền lợi của thế hệ trẻ”.


GS - TS. Nguyễn Quang Kim, Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi

Lập luận vấn đề này, GS Kim cho rằng: “Thực tế đã chứng minh và tương lai thanh niên vẫn là lực lượng hàng đầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong Học thuyết Mác - Lênin cũng chỉ ra như vậy. Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh việc bồi dưỡng thế hệ Cách mạng cho đời sau là việc làm vô cùng quan trọng. Trong các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đều có nội dung này. Hiến pháp 1992 cũng có một chương về nội dung này.

Ở nước ta đã có Luật Thanh niên. Hiến pháp 1992 cũng có một chương về giáo dục đào tạo và tạo điều kiện cho thanh niên phát triển. Thế nhưng, trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần này gồm 11 chương, 124 điều lại không có nội dung nào nhắc đến vai trò, quyền và nghĩa vụ của thế hệ trẻ. Do đó, chúng tôi đề nghị cần bổ sung điều này vào trong Dự thảo Hiến pháp như nội dung của bản Hiến pháp hiện hành”.

Đề cập đến điều 58, các ý kiến đóng góp vào bản Dự thảo Hiến pháp của Trường ĐH Thủy lợi cho rằng: Đất nước đang trong giai đoạn phát triển, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, nhu cầu đất cho phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn rất lớn. Bởi vậy, việc thu hồi đất là cần thiết và không thể tránh khỏi. Vấn đề là ở chỗ cần có chính sách hợp lý, minh bạch, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên liên quan. Cho nên cần xem xét điều chỉnh Luật Đất đai để đảm bảo các yếu tố trên.

Theo GS - TS. Nguyễn Quang Kim, Hiến pháp cần phải thể hiện được rõ điều nêu trên để khi Luật Đất đai tới đây được ban hành tránh được tình trạng tài nguyên quốc gia rơi vào tay một số người, chênh lệch giàu nghèo gia tăng; nông dân mất đất và không có nghề nghiệp thay thế ổn định lâu dài, tiêu pha lãng phí từ nguồn tiền đền bù làm đảo lộn cuộc sống và những xáo trộn khác của xã hội.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất