| Hotline: 0983.970.780

Trao bò giống cho đồng bào biên giới

Thứ Sáu 15/08/2014 , 09:18 (GMT+7)

Ngày 14/8, tại tỉnh Lạng Sơn, Chương trình "Bò giống giúp người nghèo biên giới" tổ chức lễ trao tặng 50 con bò giống đầu tiên cho các hộ nghèo hai xã Thanh Loà và Bảo Lâm (huyện Cao Lộc).

Tới dự có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thiếu tướng Phạm Sóng Hồng, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng...

Hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới” do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ NN-PTNT, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Tập đoàn Viettel... phối hợp với UBND 11 tỉnh biên giới phía Bắc và vùng Tây Bắc triển khai.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước đánh giá cao mục đích, ý nghĩa của chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới”.

Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đây là một sáng kiến tốt, một mặt giúp cho người nghèo có vốn ban đầu để phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo bền vững, mặt khác phổ cập nhanh chóng các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin nhất là ở các tỉnh biên giới của đất nước.

Từ 6/2014 - 10/2016, Chương trình sẽ tổ chức mua bò cái sinh sản bằng nguồn vốn từ việc phát triển các dịch vụ viễn thông (Tập đoàn Viettel chủ trì) để trao tặng các gia đình thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn quốc gia ở 11 tỉnh biên giới phía Bắc. Qua khảo sát, số lượng bò cần có để tặng cho các hộ nghèo biên giới là 36.000 con và dự kiến sẽ có 24.000 con bò được trao tặng trong giai đoạn đầu.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm