| Hotline: 0983.970.780

Trao giải cuộc thi “Rừng là cuộc sống của tôi”

Thứ Hai 01/12/2014 , 09:18 (GMT+7)

Cuộc thi “Rừng là cuộc sống của tôi” do Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức đã khép lại sau gần 5 tháng với gần 200 bài viết gửi đến từ các vùng miền. 

Ngày 28/11, tại Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Hà Nội) đã diễn ra buổi gặp mặt kỷ niệm 55 năm Ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959-28/11/2014), tổng kết cuộc thi viết “Rừng là cuộc sống của tôi” và phát động cuộc thi ảnh “Rừng và con người”.

Tham dự có ông Hà Công Tuấn - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, ông Nguyễn Mạnh Thường - Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam và đông đảo cán bộ, công nhân viên ngành lâm nghiệp.

Hiện tại độ che phủ của rừng đã đạt 41%, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản trên 6,2 tỉ USD, đời sống của hàng triệu người dân vùng cao đã thực sự vững mạnh. Nhờ có lực lượng giữ rừng mà tình trạng vi phạm các quy định pháp luật giảm dần về số vụ và giảm 80% diện tích rừng vị phá trái pháp luật trong 5 năm qua…

Cuộc thi “Rừng là cuộc sống của tôi” do Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức đã khép lại sau gần 5 tháng với gần 200 bài viết gửi đến từ các vùng miền.

14-36-54_dsc_8801
Bức trướng của Bộ trưởng Cao Đức Phát tặng ngành lâm nghiệp

Kết quả không có giải nhất, 3 giải nhì, 4 giải ba, 6 giải khuyến khích. Giải nhì gồm các tác phẩm: “Rừng khuya không yên tĩnh” của Nguyễn Văn Cường - Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; “Vào rừng gỡ đú, tìm bẫy Hành trình giải cứu voọc chà vá chân xám” của Phùng Mỹ Trung, Cục Hải quan Đồng Nai; “Nổi nênh Giỏ CùngNhững điều không dám nói” của Dương Đình Tường, tòa soạn Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Giải ba gồm các tác phẩm: “Bà Loan rừng” của Du An, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Điện Biên, “Người giữ rừng nơi biên giới Bình Phước” của Kiều Thị Ánh, Trung tâm Giáo dục Môi trường và Dịch vụ Môi trường rừng Vườn quốc gia Bù Gia Mập, “Rừng Thiêng” của Trần Văn Việt, Ban Kinh tế Trung ương, “Cất súng săn trên gác bếpPhố trong rừng” của Thái Sinh, PV Báo Nông nghiệp Việt Nam thường trú tại Yên Bái.

Giải khuyến khích gồm các tác phẩm: “Chuyện của tôi - chiến sĩ kiểm lâm” của Nguyễn Đức Quế - Đội KLCĐ và PCCR, Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên; “Rừng ơi” của Trương Thanh Liêm, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP Cần Thơ; “Rừng trong tôi” của Hồ Thị Hằng Nga, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum; “Yêu anh người lính rừng” của Ngô Thị Thảo Nguyên, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; “Rừng, tình yêu, cuộc sống của tôi” của Vũ Văn Tuân, Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Cụm tác phẩm của Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên.

14-36-54_dsc_8797
Thứ trưởng Hà Công Tuấn phát biểu tại lễ kỷ niệm

Tổng cục Lâm nghiệp cũng đã chính thức phát động cuộc thi ảnh “Rừng và cuộc sống”. Cuộc thi tập trung phản ánh vẻ đẹp phong phú và đa dạng của các hệ sinh thái rừng Việt Nam gắn với nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng, giảm mất rừng, suy thoái rừng và tái cơ cấu rừng theo hướng bền vững.

Thông qua đó, cuộc thi hướng đến mục tiêu: Tăng cường nhận thức của toàn xã hội về vai trò và giá trị của rừng đối với cuộc sống con người nhằm khơi gợi tình yêu đối với rừng và trân trọng những giá trị của rừng cũng như những con người làm nghề rừng; Kêu gọi sự ủng hộ và hỗ trợ của toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, những chương trình kế hoạch mà ngành đang triển khai.

Ảnh dự thi là ảnh màu hoặc đen trắng, ảnh đơn chiếc hoặc ảnh bộ với thông tin thời gian chụp, địa điểm chụp, họ và tên tác giả, số chứng minh thư nhân dân, giới tính, dân tộc, số điện thoại hoặc địa chỉ email đi kèm. Có tổng cộng 21 giải thưởng sẽ được trao gồm 1 giải nhất (10 triệu đồng), 2 giải nhì (7 triệu đồng), 3 giải ba (5 triệu đồng), 15 giải khuyến khích (500.000 đồng).

Ảnh dự thi xin gửi về: Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội hoặc Ban quản lý Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn 2, P041, nhà P, số 14 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào cuối tháng 5 năm 2015.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm