| Hotline: 0983.970.780

Trâu bò lậu tiếp tục tràn biên

Thứ Tư 11/01/2012 , 10:52 (GMT+7)

Mỗi ngày có hàng trăm con trâu bò không kiểm dịch ào ào từ Campuchia "vượt biên" sang VN.

Trâu lậu tràn vào VN
Buôn lậu trâu bò qua biên giới không riêng cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An, NNVN đã phản ánh), mà tại Tây Nam bộ cũng đang diễn ra rất nhức nhối. Mỗi ngày có hàng trăm con trâu bò không kiểm dịch ào ào từ Campuchia "vượt biên" sang VN.

>> Giáp Tết, trâu bò “hun nóng” vùng biên
>> Mua bò dễ như… mua rau

Tình trạng buôn lậu trâu bò tràn lan dọc biên giới Campuchia trên địa bàn huyện Đức Huệ (Long An) xảy ra đã lâu, đặc biệt là giáp Tết. Theo tìm hiểu, một con trâu hiện nay bên Campuchia có giá khoảng 9-10 triệu đồng, nếu mang về VN giá lên đến 18- 20 triệu. Tương tự, một con bò bên Campuchia chỉ khoảng 7-8 triệu đồng, còn ở VN giá tới 15-17 triệu.

Hiện nay, dân buôn trâu bò lậu đang vào mùa làm ăn vì thị trường ở vùng xuôi như Tân An (Long An), TP HCM, Biên Hòa (Đồng Nai)... đang cần nhiều trâu bò để phục vụ Tết. Dân buôn vùng Đức Huệ luôn có một giao ước bất biến với nhau, đó là: Chỉ giao dịch hàng hóa bằng cách dắt tay chứ tuyệt đối không được chở bằng các loại xe cơ giới.

Vì thế, các chủ lò mổ hay lái chỉ cầm thừng dắt trâu bò đi mua bán, có khi phải đi xa cả vài chục cây số. Bởi vì người ta chỉ dắt trâu bò đi nên không cơ quan thú y hay cảnh sát giao thông nào có thể bắt họ dừng lại để kiểm tra. Lợi dụng chiều dài đường biên giới rộng lớn hàng chục cây số, họ thường xuyên dắt trâu bò qua.

Tại ấp Voi Đình (xã Mỹ Quý Đông, Đức Huệ) chúng tôi gặp chị Tám Hồng, một chủ hàng nước ở đây. Chỉ tay sang bên kia đường, nơi có một cái gốc cây to và mấy chục con trâu bò trông khá ốm yếu được buộc bằng dây thừng quanh đống cỏ tươi, chị Hồng bảo: “Trâu bò đều được mua từ bên Miên (Campuchia) qua. Đặc biệt, các lái chỉ mua trâu bò lẻ. Sau đó họ mang về nhà nuôi khoảng một tuần hay nửa tháng vỗ béo. Ở ấp này có cả mấy chục người làm nghề lái, còn dân dắt trâu bò thuê thì nhiều lắm, toàn là trẻ con, người già. Tiền công mỗi con qua biên giới là 100.000 đồng”.

Ngồi ở quán cà phê trên tỉnh lộ 838, đoạn gần cửa khẩu Tho Mo (Mỹ Quý Tây, Đức Huệ) chúng tôi thấy 2 cậu bé dắt 3 con bò đi tới cho một thương lái xem hàng. Ông ta nhìn bò rồi vỗ mông, xem lưng, bụng và gật đầu. Tiền được ghi lại và giao sau cho người chủ bò. Riêng 2 cậu bé sau khi hoàn thành công việc đã nhận được 300.000 đồng rồi lững thững đi bộ qua cửa khẩu.

Theo một thương lái, mỗi ngày ông ta có thể mua khoảng 40 đến 50 con trâu bò bằng cách dắt tay chứ không dùng xe cơ giới.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Vũ, Chủ tịch UBND xã Mỹ Quý Tây thẳng thắn: “Việc họ mua trâu bò bên Miên rồi dắt về nuôi tiếp thì cũng có và đó là việc hoàn toàn bình thường và không thể cấm được dân”. Cũng theo ông Vũ, việc nuôi trâu bò của người dân địa phương là để làm nông nghiệp và cải thiện thu nhập lúc nông nhàn chứ không thấy có nhà nào nuôi với số lượng lớn. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, trên địa bàn xã Mỹ Quý Tây hiện nay có khoảng gần chục địa điểm giết mổ trâu bò, chủ yếu phục vụ địa phương khác.

Theo ông Lê Văn Tươi, Phó phòng NN- PTNT huyện Đức Huệ thì tình trạng buôn lậu trâu bò vùng biên giới Đức Huệ diễn ra đã lâu nhưng vẫn chưa có cách gì giải quyết triệt để. “Đường biên giới của huyện rất rộng, cần sự kết hợp của nhiều ngành khác nhau như biên phòng, cảnh sát giao thông, công an xã mới có thể xử lý nổi. Nhưng nhiều khi sự kết hợp vẫn chưa tốt!”, ông nói.

Thế nên, ở đây năm nào cũng xảy ra tình trạng bệnh dịch lan tràn trên đàn trâu bò, ảnh hưởng lớn đến đàn gia súc trên địa bàn tỉnh. Năm nào Chi cục Thú y Long An cũng tốn hàng trăm triệu đồng để dập ổ dịch ở vùng biên giới Đức Huệ mà vẫn đâu lại vào đấy!

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hạ Long cải cách hành chính tốt nhất tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Hạ Long đã xuất sắc dẫn đầu bảng xếp hạng 3 chỉ số PAR-Index, DDCI, DTI của tỉnh Quảng Ninh năm 2023.

Bình luận mới nhất