| Hotline: 0983.970.780

Trên 150 ngàn hộ nông dân vùng lũ được mua trực tiếp Đạm Phú Mỹ

Thứ Ba 21/12/2010 , 07:15 (GMT+7)

TCty cổ phần PB & Hóa chất Dầu khí–PVFCCo (mã chứng khoán DPM) bắt đầu triển khai bán đạm Phú Mỹ trực tiếp nhằm hỗ trợ nông dân các tỉnh miền Trung...

* Tài trợ 2 tỷ đồng cho chương trình chăm sóc trẻ em nghèo

TCty cổ phần PB & Hóa chất Dầu khí–PVFCCo (mã chứng khoán DPM) bắt đầu triển khai bán đạm Phú Mỹ trực tiếp nhằm hỗ trợ nông dân các tỉnh miền Trung từ ngày 25/11 đến nay đã thành công.

 Góp phần thực hiện chính sách bình ổn giá mà Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN kêu gọi, 2 đơn vị thành viên của PVFCCo là Cty TNHH MTV Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (PVFCCo Miền Trung) và Cty TNHH MTV Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Bắc (PVFCCo Miền Bắc) phối hợp với hệ thống phân phối là các đại lý, cửa hàng triển khai thực hiện tại 28 huyện thuộc 9 tỉnh miền Trung và Bắc Trung bộ để bán đạm Phú Mỹ trực tiếp cho bà con nông dân.

Theo đó, PVFCCo Miền Trung phối hợp với hệ thống phân phối là các đại lý, cửa hàng triển khai  bán tại 26 huyện thuộc 7 tỉnh Nam Trung bộ là Quảng Trị, Thừa Thiên–Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Chương trình kéo dài trong 2 tháng 11 và 12, bởi đây là thời điểm bắt đầu vụ ĐX 2010-2011.

Theo PVFCCo, đã có trên 4.000 tấn đạm Phú Mỹ được bán trực tiếp cho trên 60.000 hộ nông dân tại 12 huyện thuộc các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Bình Định và Quảng Trị cùng với 1.500 tấn khác cho các tỉnh Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) do PVFCCo Miền Bắc đảm nhận.

Trong đợt bán hàng này, có những huyện bắt đầu đợt 1 và có những huyện đợt 2 tùy vào mùa vụ của từng khu vực, đến nay đã có thêm khoảng 90 ngàn hộ nông dân của 26 huyện tại 7 tỉnh khu vực Trung bộ và Nam Trung bộ được mua trực tiếp 6.000 tấn đạm Phú Mỹ với mức giá thấp hơn giá thị trường 15%.

Ngoài mức giá ưu đãi, TCty còn mời các chuyên gia nông nghiệp có uy tín đến tận nơi để hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc cho bà con nông dân về những vấn đề liên quan trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ông Nguyễn Hồng Vinh, PTGĐ PVFCCo cho biết, chương trình bán đạm Phú Mỹ trực tiếp cho nông dân nằm trong kế hoạch kinh doanh của TCty nhằm đảm bảo cung ứng kịp thời tới bà con nông dân trong vụ ĐX 2010–2011 trước tình hình giá phân bón trong nước và thế giới tăng cao, góp phần bình ổn giá phân bón và kiềm chế chống lạm phát, hưởng ứng chương trình “Người Việt dùng hàng Việt”, đồng thời cũng chia sẻ khó khăn với người nông dân miền Trung bởi các đợt mưa lũ liên tiếp vừa qua.

Tính đến ngày 6/12/2010, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã hoàn thành SX 743.904 tấn Urea, đánh dấu mốc đạt 100,53% KH SX năm 2010 và nhập khẩu trên 153 ngàn tấn phân bón các loại (chủ yếu là phân đạm) để cung ứng ra thị trường.

Mặt khác, PVFCCo còn phối hợp với Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (HBVQTE) tổ chức trao tặng 450 suất học bổng cho trẻ em nghèo (trị giá 1 triệu đồng/suất) tại 6 tỉnh ĐBSCL gồm Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Tiền Giang.

Được biết, tổng số tiền mà TCty tài trợ cho các hoạt động chăm sóc, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn năm nay là 2 tỷ đồng thuộc Chương trình an sinh xã hội 2010.

Lễ trao học bổng này được tổ chức tại Nhà Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Kiên Giang. Ngoài suất học bổng trị giá 1 triệu đồng, mỗi em học sinh còn được nhận thêm phần quà trị giá 100.000đ. Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Tiếp sức trẻ em đến trường” được TCty phối hợp với HBVQTE thực hiện, nhằm hỗ trợ nơi ăn ở; điều kiện học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em nghèo thuộc vùng biên giới Việt Lào tại tỉnh Quảng trị và khu vực ĐBSCL với kinh phí 1 tỷ đồng.

Bên cạnh Chương trình “Tiếp sức trẻ em tới trường”, TCty cũng tài trợ HBVQTE 1 tỷ đồng để triển khai Dự án “Mạng lưới bảo vệ trẻ em và ngăn ngừa trẻ em bỏ học dựa vào gia đình và cộng đồng” với sự tham gia của khoảng 1.800 em tại 5 tỉnh là Lào Cai, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm