| Hotline: 0983.970.780

Trên hành trình trở thành nhà bếp của thế giới

Thứ Ba 04/12/2018 , 09:16 (GMT+7)

Sau nhiều năm đầu tư ở Việt Nam, Cty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam (C.P Việt Nam) đã trở thành DN hàng đầu trong ngành chăn nuôi Việt Nam.

Không dừng ở đó, C.P Việt Nam đang trên đường trở thành “Nhà bếp của thế giới” với việc sản xuất theo mô hình 3F và đầu tư mạnh vào khâu chế biến thực phẩm.

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập C.P Việt Nam, Báo NNVN đã có cuộc phỏng vấn ông Montri Suwanposri, TGĐ C.P Việt Nam về chặng đường đã qua và mục tiêu trở thành “Nhà bếp của thế giới”.

07-15-44_cp_25_nm_-_nh_1
Ông Montri Suwanposri

Thưa ông, nguyên do nào đã đưa Tập đoàn C.P đến đầu tư tại Việt Nam?

Năm 1992, trong chuyến thăm và làm việc ở Thái Lan, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, đã có cuộc tiếp xúc với ông Chủ tịch Tập đoàn C.P (một trong những tập đoàn mạnh nhất trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, chế biến thực phẩm của Thái Lan). Tại buổi gặp gỡ này, Tập đoàn C.P đã tặng Việt Nam 10 tấn hạt bắp giống, và ông Võ Văn Kiệt đã có lời mời Tập đoàn sang đầu tư ở Việt Nam.

Trước đó, vào năm 1988, Tập đoàn C.P đã mở một văn phòng đại diện ở TP.HCM để tìm hiểu về con người, văn hóa, điều kiện kinh tế, chính sách, khí hậu, thổ nhưỡng… của Việt Nam xem có phù hợp với đầu tư nông nghiệp hay không. Trong quá trình tìm hiểu ấy, chúng tôi nhận thấy Việt Nam và Thái Lan có sự tương đồng rất lớn về văn hóa, điều kiện khí hậu đất đai. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu, chúng tôi đã có niềm tin chắc chắn người Việt sẽ thành công trong lĩnh vực nông nghiệp với cách làm mới và có sự hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.

Năm 1993, Tập đoàn C.P đã quyết định thành lập Cty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam (C.P Việt Nam). Ngay từ đầu, C.P Việt Nam đã bắt tay vào liên kết với nông dân Việt Nam để hình thành chuỗi giá trị chăn nuôi. Theo đó, công ty đầu tư con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Người nông dân trên cơ sở có đất đai và lao động sẽ đầu tư về chuồng trại và hợp tác sản xuất với C.P Việt Nam. Phương thức hợp tác hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận theo hợp đồng cùng tham gia sản xuất hoặc hợp đồng cho thuê trang trại.

Đến nay, C.P Việt Nam đã tròn 25 năm phát triển liên tục và đã hiện diện trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam với 10 nhà máy chế biến thức ăn phục vụ cho chăn nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm; 5 nhà máy chế biến thịt, thủy sản và hệ thống các trang trại chăn nuôi hiện đại ở hầu khắp các tỉnh, thành. C.P Việt Nam đã trở thành mái nhà chung của hơn 20.000 cán bộ, nhân viên, là đối tác tin cậy của hơn 3.000 trang trại, nhiều đơn vị sản xuất trên khắp Việt Nam. Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập, C.P. Việt Nam đã vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Nhà nước Việt Nam cho những đóng góp bền bỉ và liên tục của mình.

Không chỉ là DN hàng đầu trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam, từ nhiều năm qua, C.P Việt Nam còn được biết tới như là 1 công ty tích cực tham gia các hoạt động xã hội và xây dựng được văn hóa doanh nghiệp đặc sắc. Triết lý nào đã đưa C.P Việt Nam đạt được những điều ấy?

Mọi hoạt động, dự án mà Tập đoàn C.P triển khai ở các nước luôn hướng đến ba lợi ích: Đầu tiên là lợi ích cho đất nước nơi chúng tôi đầu tư, tiếp theo là lợi ích cho người dân ở đất nước đó, cuối cùng mới là lợi ích của công ty.

Tùy vào lĩnh vực kinh doanh, hình thái phát triển mà mỗi công ty sẽ có những nét văn hóa riêng. Qua tiếp xúc và làm việc với nhiều CEO, tôi thấy rằng những doanh nghiệp biết trân trọng người lao động, xem họ là cộng sự; xem lợi ích của khách hàng là ngang bằng với công ty; đặt trách nhiệm cao nhất là cống hiến cho xã hội, cho đất nước nơi mình kinh doanh thì doanh nghiệp ấy sẽ luôn có các hoạt động “biết ơn và đền ơn” thiết thực.

Trên tinh thần đó, từ khi mới thành lập, C.P Việt Nam đã đề ra thông điệp “Đền ơn tổ quốc Việt Nam”. Việc đền ơn này không chỉ là khẩu hiệu đơn thuần mà được phổ biến tới toàn thể hơn 20.000 cán bộ, nhân viên của công ty và thực hiện hàng ngày như tổ chức chào cờ buổi sáng, luôn tuân thủ các yêu cầu an toàn, thân thiện và bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh…

Bên cạnh đó là các hoạt động xã hội, từ thiện mà C.P Việt Nam thường xuyên tham gia, đồng hành và khuyến khích sự tham gia của tất cả các cán bộ, nhân viên. Nổi bật là Chương trình "Hành trình Đỏ" vận động người dân tích cực tham gia hiến máu nhân đạo. Mỗi năm thực hiện Hành trình đỏ, tại tất cả các tỉnh, TP có chi nhánh của mình, C.P Việt Nam đều khuyến khích, tạo điều kiện cho các cán bộ, nhân viên tham gia hiến máu.

"Với tinh thần “Đền ơn tổ quốc Việt Nam”, chúng tôi đã và đang xây dựng C.P. Việt Nam là 1 DN thực sự của Việt Nam. Vì tất cả lợi nhuận có được từ thị trường Việt Nam đều được dùng để tái đầu tư ở đất nước này. Chúng tôi có hơn 20.000 cán bộ công nhân viên, đại đa số là người Việt Nam. Mai mốt con cháu của các cán bộ, nhân viên hiện nay sẽ tiếp tục làm tại đây. Những lãnh đạo người Thái Lan rồi sẽ dần dần rút về hoặc nếu còn ở lại thì chỉ ở vị trí cố vấn. Còn lãnh đạo C.P. Việt Nam chủ yếu sẽ là người Việt Nam", ông Montri Suwanposri.

Ngay chính ban lãnh đạo công ty cũng rất nhiệt tình tham gia các chương trình hiến máu nhân đạo. Hoạt động này cũng nhằm thực hiện giá trị cốt lõi Ba lợi ích mà Tập đoàn C.P đề ra và theo đuổi từ hàng chục năm nay.

Không chỉ sản xuất thức ăn và tổ chức chăn nuôi, từ nhiều năm nay, C.P Việt Nam đã bắt tay vào việc trở thành một nhà cung cấp thực phẩm an toàn theo quy trình khép kín với khái niệm 3F (Feed - Farm - Food). Mục tiêu của C.P Việt Nam khi đi vào chế biến thực phẩm là gì?

Mục tiêu lớn của chúng tôi là trở thành “Nhà bếp của thế giới”, tức là cung cấp thực phẩm chế biến chất lượng cao, đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng Việt Nam và người tiêu dùng trên thế giới.

Để làm được điều này, trong những năm qua, C.P Việt Nam đã triển khai mô hình 3F, là viết tắt của feed - farm - food. Đây là quy trình sản xuất thực phẩm an toàn, truy xuất nguồn gốc, bắt đầu từ thức ăn chăn nuôi, tới quá trình nuôi ở các trang trại đến khâu chế biến thực phẩm. Quy trình này đã được áp dụng trong toàn hệ thống của Tập đoàn C.P trên thế giới.

Mô hình 3F đã được C.P Việt Nam triển khai xây dựng trên 4 loại vật nuôi là heo, gà, cá tra và tôm, từ khâu sản xuất thức ăn tới trang trại và nhà máy chế biến thực phẩm. Tất cả các nhà máy, trang trạng thuộc hệ thống của C.P Việt Nam đều đã tham gia vào mô hình này.

Nhờ vậy, đến nay, các sản phẩm thủy sản chế biến của C.P Việt Nam đã được XK ra nước ngoài và thâm nhập thành công vào nhiều thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ… Các sản phẩm chế biến từ thịt heo, thịt gà như xúc xích, lạp xưởng, gà quay… đang dần chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Hiện C.P Việt Nam đang triển khai xây dựng tổ hợp con giống, thức ăn chăn nuôi, chế biến và xuất khẩu gà hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á tại tỉnh Bình Phước, với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD. Sau khi đi vào hoạt động, công ty sẽ chế biến XK 50 triệu con gà/năm và sau đó nâng công suất lên gấp đôi.

07-15-44_cp_25_nm_-_nh_2
Một trại heo hiện đại của C.P Việt Nam

Vừa qua, C.P Việt Nam đã được Cục Thú y Nhật Bản cho phép XK thịt gà chế biến tại nhà máy ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vào nước này. C.P Việt Nam hiện đã có sẵn các khách hàng ở Nhật Bản. Đây là điều kiện thuận lợi để C.P Việt Nam đẩy mạnh XK thịt gà chế biến sang Nhật Bản trong những năm tới, đồng thời thâm nhập vào những thị trường khác".

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất