| Hotline: 0983.970.780

"Treo giải" cưới chồng

Thứ Ba 26/03/2013 , 10:16 (GMT+7)

Từ lâu, các cô gái quê quá lứa, nhỡ thì “treo giải” để lấy chồng không còn là đề tài mới mẻ nữa, mà nó đã là chuyện thường ngày ở các vùng nông thôn nước ta.

Từ lâu, các cô gái quê quá lứa, nhỡ thì “treo giải” để lấy chồng không còn là đề tài mới mẻ nữa, mà nó đã là chuyện thường ngày ở các vùng nông thôn nước ta.

Với thân phận của những người con gái sinh ra trên đời, khi đến tuổi trưởng thành mà không tìm thấy một tấm chồng để yên bề gia thất thì quả là một thiệt thòi. Thực tế của xã hội luôn có khá nhiều những người con gái như vậy. Nhiều người đã qua cái tuổi “toan về già”, nghĩa là trên 30 rồi mà chưa có chồng là nỗi buồn cô quạnh bao quanh.

Với những cô gái không có tiền của và một thân hình không được hoàn hảo cho lắm thì việc họ kiếm được một tấm chồng là điều quá khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Một số cô gái cũng có thể lấy chồng, nhưng người chồng thường là “rổ giá cạp lại”, hoặc là đã có vợ con rồi, hoặc là vợ chết, rồi cũng có thể là người chồng ấy đã từng có tỳ vết trong xã hội…

Còn, những người con gái cùng cảnh ngộ “ế ẩm” như thế, nhưng do họ có tiền của nên cách để họ có một tấm chồng bấy lâu nay chỉ có mỗi một con đường đó là: “Treo giải”! Vâng, quả là có rất nhiều cô đã lấy chồng bằng cách này khi mang tiền của ra “loè” thiên hạ và có không ít người đàn ông “ứng thí”. Không chỉ là những người đàn ông “rổ rá cạp lại”, mà rất nhiều trai tân trẻ trung cũng sẵn sàng lao vào cuộc vì họ thấy số tài sản mà cô gái kia “treo giải” chí ít cũng đảm bảo cuộc sống cho vợ chồng họ sung túc trong một thời gian nhất định. Chẳng nói đâu xa, ngay như ở xã tôi- một vùng quê ngoại thành Hà Nội, nơi mà đà đô thị hoá nhanh, mạnh mẽ ít nhiều đã làm cho đời sống kinh tế của đại đa số các gia đình đều trở nên giàu có. Những người con gái trên 30 tuổi ở xã tôi tưởng chừng sẽ “đứng vậy” đến cuối đời, bỗng dưng… đắt hàng như tôm tươi!

Cô A, 35 tuổi vốn có hình thức xấu lắm, nhà có hơn 400 trăm mét đất bán đi, bố mẹ chia cho 800 triệu, cô A mang “treo giải” để đổi lấy một tấm chồng và chỉ chưa đầy 1 tháng, kể từ ngày “phát tín hiệu” cô đã nhận được cùng một lúc 3 anh chàng tới cầu hôn. Đám cưới được tổ chức ngay sau đó và chồng của cô là người đàn ông kém cô 5 tuổi, sức vóc vạm vỡ nhưng vẫn còn… tân! Chẳng biết cuộc sống vợ chồng của cô A có hành phúc đầm ấm không, song như vậy ai cũng mừng cho cô vì quãng thời gian còn lại của cuộc đời cô không phải chịu cảnh cô quạnh buồn tủi…

Cũng như cô A, cô B, 37 tuổi, ở làng bên cạnh, cùng xã cũng lấy được chồng hồi cuối năm ngoái nhờ “treo giải”. Số tài sản mà cô B “treo giải” là khá “kếch xù” khi tổng trị giá cả đất cát và các khoản “nổi” lên tới vài tỷ bạc. Chồng cô B là người ở tỉnh khác làm công nhân ở khu công nghiệp Canon, và thuê trọ sát với xóm nhà cô B, mặc dù kém cô cả gần chục tuổi, khi hay tin dân làng rỉ tai là cô B “treo giải” với tài sản rất nhiều như vậy, anh T (Tên chồng cô B) đã lao vào cuộc. Dẫu có một số đàm tiếu, dị nghị của dân làng, bè bạn nhưng họ vẫn nên vợ nên chồng và trong ngày vui chung của cô dâu chú rể, mọi người ai cũng cầu chúc cho họ hạnh phúc bằng tình cảm thực thụ chứ không phải vì tiền…

Chuyện gái quê treo giải để lấy chồng thực ra không chỉ bây giờ mới có mà từ xa xưa người ta vẫn làm như thế, dẫu mỗi thời có cách “treo” riêng mà thôi. Ở các vùng nông thôn, nơi mà điều kiện kinh tế còn nghèo thì các cô gái nhỡ thì treo giải chỉ là dăm, bảy chỉ vàng, chút tiền mặt một vài chục triệu đồng… Có cô không có thì chỉ mảnh đất vườn cùng căn chòi lá dùng làm chỗ nương thân. Tôi đã từng nghe được một chuyện treo giải ở vùng nông thôn Hà tây (cũ) khi bố của người con gái đã trên 30 tuổi “treo” là: “Thằng nào mà lấy con gái tôi thì tôi sẽ cấp ngay cho một cái công nông đầu ngang để vợ chồng làm ăn. Kèm theo đó sẽ là 50 triệu đồng, cùng cái máy khâu 5 con bướm để dùng làm vốn liếng…”.

Quả là có muôn mặt chuyện gái quê “treo giải” để lấy chồng và mỗi câu chuyện dẫu khá lạ tai và có vẻ rất buồn cười nhưng lại là hoàn toàn có thật, vì ở mỗi vùng quê, cũng như mỗi hoàn cảnh kinh tế, từng người mà trị giá của giải “treo” lại to, nhỏ khác nhau. Xã hội ngày nay cũng có nhiều người đến với nhau bằng tình cảm, tình yêu thực thụ từ con tim rung động, song cũng không ít kẻ nên vợ nên chồng nhờ… tiền bạc, vật chất, nhờ quyền cao chức trọng. Với những người con gái nông thôn nói riêng, cũng như đại bộ phận những người phụ nữ quá lứa nhỡ thì nói chung thì việc họ dùng tiền bạc của mình để… “mua” tình yêu, “mua” một tấm chồng cũng không có gì là xấu.

Hi vọng rằng, đồng tiền mà những cô gái mang ra “treo giải” không mang yếu tố quyết định, chi phối vào tình cảm cuộc sống vợ chồng của họ sau này, bởi nếu cả hai luôn để cho sức mạnh của đồng tiền kia “vượt mức” thì e rằng hạnh phúc cũng sẽ vỡ tan. Chính vì vậy mà những cô gái (chủ nhân của món tài sản mang treo”, hãy luôn xem nhẹ đồng tiền mà mình có, coi đó là chất keo gắn kết hạnh phúc gia đình chứ đừng nên vênh váo, cậy thế, cậy quyền…, nếu không bạn cũng lại sẽ mất chồng vì… tiền đấy!

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm