Cách mạng khoa học chè Thái

Trần Cao - Thứ Hai, 12/07/2010 , 12:50 (GMT+7)

Thái Nguyên đang trải lòng săn đón nhà khoa học bằng ý chí làm nên cuộc cách mạng về cây chè.

Thái Nguyên đang trải lòng săn đón nhà khoa học bằng ý chí làm nên cuộc cách mạng về cây chè. Chè Thái nức tiếng từ lâu, nhưng đôi khi sự nổi tiếng lại đi cùng trì trệ. Giống cũ không thay đổi, tập quán sản xuất lạc hậu đã đẩy vùng chè lớn nhất miền Bắc đối mặt tụt hậu…

Đêm trước khi diễn ra một hội nghị lớn về cây chè của ngành Nông nghiệp Thái Nguyên phối hợp cùng Viện Khoa học Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI), Phó Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên Đặng Viết Thuần đã tìm các nhà khoa học để trò chuyện. Ông Thuần là người cởi mở, trải lòng, cầu thị. Tôi biết ông là lãnh đạo tỉnh được phân công theo dõi khối nông nghiệp chưa lâu, nhưng con người sôi nổi này đã kịp nhận ra những điểm yếu của nông nghiệp tỉnh nhà để từ đó cầu viện giới khoa học. Đương nhiên, trong đó, thay đổi phương thức sản xuất chè là chiến lược không thể thiếu của nông nghiệp Thái Nguyên. Thái Nguyên có đến trên 17.000 ha chè, khiếm khuyết của ngành sản xuất mũi nhọn này là gì? Thay đổi đầu tiên phải là giống. Phần lớn cây chè của Thái Nguyên là giống chè Trung Du trồng bằng hạt nay đã già cỗi. Trung Du là giống chè hợp đất Thái Nguyên, thích ứng rộng nhưng đây là giống năng suất, chất lượng thấp, hơn nữa chè trước đây trồng bằng hạt nên giống phân ly mạnh, chất lượng ngày một kém. Có điều, nông dân vốn dĩ bảo thủ, họ đã không nhận ra. Không ít người ngộ nhận rằng chè Trung Du chính là đặc sản chè Thái Nguyên, họ không muốn thay đổi.

Mọi chuyện bắt đầu khi các nhà khoa học NOMAFSI thổi luồng gió giống mới vào đất Thái Nguyên. Các giống chè mới như LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, PH8, PH9 không những năng suất cao hơn mà chất lượng tốt hơn chè Trung Du nhiều, giá bán cao hơn hẳn, gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp mười, tùy giống và cách chế biến. Giống mới trồng bằng phương pháp giâm cành cho độ thuần rất cao, và chỉ sau trồng vài năm là đã bắt đầu được thu hoạch. Khoảng 3 năm trở lại đây, Thái Nguyên đã trồng lại và trồng mới được gần 3.000 ha chè toàn bộ bằng giống mới, con số chưa phải là nhiều nhưng đủ thắp đốm lửa thay đổi nhận thức.

Chúng tôi về huyện Đại Từ, một huyện có hơn 5.000 ha chè, thấy những vườn chè mọc cả dưới ruộng. Đồng chí phó chủ tịch huyện phụ trách nông nghiệp cho biết, nông dân trồng chè mới thu nhập 100 triệu/ha là thường, thế nên những chân ruộng hẩu, thùng trũng cấy lúa bấp bênh, nông dân đã lấp đất đưa cây chè xuống đó, chè rất tốt, thu nhập cao. Theo ông, nếu trồng giống chè Phúc Vân Tiên là giống để chế biến chè xanh cao cấp, năng suất tuổi 6 đạt 9-10 tấn/ha, giá bán chè búp tươi tối thiểu 6.000đ/kg, thu 60 triệu đồng/ha không khó. Mà dân họ đâu bán chè tươi, loại chè này sau khi đã sao chế thành chè xanh cao cấp, giá trung bình 120 ngàn/kg, giáp Tết năm rồi giá trên 200 ngàn/kg mà không có bán. Cứ 4,5 kg chè tươi chế biến thành 1 kg chè khô. Giá bán cao đem lại cho nông dân thu nhập rất cao.

Bà Lương Thị Cảnh, nông dân xã Phú Lạc, Đại Từ, Thái Nguyên, người có 2,5ha chè giống mới, nói: Gia đình tôi may mắn được sớm tiếp nhận giống mới. Các giống như PH8, PH9 không những năng suất cao gấp đôi chè Trung Du mà giá bán cũng cao gấp đôi, rẻ cũng trên 100 ngàn/kg chè khô; chè Kim Tuyên thậm chí lên đến 150 ngàn/kg. Chúng tôi chỉ biết gửi đến các nhà khoa học chuyển giao giống mới cho chúng tôi lời biết ơn chân thành nhất. Nông dân Trần Hữu Quyết, xã Phú Lạc, cũng cho biết: Giống chè mới ngay từ những năm đầu thu hoạch đã thấy hiệu quả kinh tế hơn hẳn chè cũ trồng bằng giống Trung Du trước đây. Khao khát của chúng tôi là được nhà nước hỗ trợ vốn, giống để tiếp tục mở rộng trồng chè mới, tăng thu nhập.

Sự hào hứng về giống chè của bà con Thái Nguyên hâm nóng hội nghị khiến ông Phó Chủ tịch tỉnh bật dậy xin sự tư vấn các nhà khoa học NOMAFSI: Giống mới rõ ràng tốt, nhưng cũng không nên cùng lúc trồng nhiều giống quá. Tôi đề nghị các nhà khoa học “chốt” cho tỉnh chúng tôi 4-5 giống chè chủ lực. Sau đó tỉnh lập tức có chính sách cho riêng giống mới. Thái Nguyên cố gắng mỗi năm thay được 1.000 ha chè cũ. Sau 5 năm nữa phải có thêm 5.000 ha chè giống mới. Hiện nay tỉnh mới có 30% là chè giống mới vẫn quá thấp.

PGS.TS Lê Quốc Doanh, Viện trưởng Viện NLN miền núi phía Bắc, một người cực kỳ quyết liệt trong công việc chuyển giao tiến bộ nghiên cứu khoa học ra sản xuất. Quan điểm của ông rằng chè Trung Du Thái Nguyên vẫn phải giữ, nhưng chỉ nên giữ tỷ lệ khoảng 25% trong cơ cấu là vừa phải và phải đúng là chè Trung Du thuần, do Viện chọn lọc lại giúp tỉnh. Cơ cấu còn lại, Thái Nguyên cần giữ tỷ lệ chè lai năng suất cao như LDP1 khoảng 15%; đưa các giống chất lượng cao có hương thơm đặc biệt như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên lên 40% diện tích; các giống PH8, PH9 là giống năng suất cao, chất lượng tốt chiếm khoảng 20% cơ cấu. Giống mới sẽ đi cùng quy trình canh tác, chế biến mới, làm được điều đó, chắc chắn thương hiệu chè Thái Nguyên vươn xa...

Trần Cao
Tin khác
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ

Chăm sóc thanh long trái vụ tốn công hơn nhưng bù lại, giá bán cao hơn hẳn và sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn

Nhiệt độ thích hợp nhất để chuối sinh trưởng là khoảng 27 độ C, nếu xuống quá thấp (dưới 6 độ C), cây sẽ yếu và dễ bị chết nếu không có phương án phòng, chống.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non

Để quả nhãn đủ chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu, người dân cắt tỉa đợt 1 khi đậu quả non và giai đoạn 2 khi quả nhãn to bằng đầu đũa.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài

Cây xoài đặc biệt phù hợp với những vùng có hai mùa mưa và khô rõ rệt, trong đó mùa khô ít nhất kéo dài 4 tháng, mùa mưa không quá 7 tháng. 

Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’
Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’

Khi các bên cùng hợp tác và tham gia, chuỗi giá trị sẽ trở nên toàn diện và phát triển bền vững, góp phần đưa ngành rong biển Việt Nam vươn xa.

Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh
Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh

Rong biển được ví như một 'kho báu' trong thời đại chuyển đổi xanh, không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc
Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc

STP Group là doanh nghiệp đầu tiên ở phía Bắc nghiên cứu và triển khai thành công mô hình nuôi trồng rong sụn tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo

Cây chanh leo rất dễ trồng, có thể sống được trên đất sỏi đá hoặc đất cát và đang định hướng phát triển vùng nguyên liệu quy mô 5.000ha tại Sơn La.

Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ
Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ

Dù là thú chơi, thế nhưng, có những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật có giá trị hàng chục tỷ đồng và có rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu.

Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật
Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật

Lê Đức Nam, nghệ nhân nổi tiếng trong làng cây cảnh Việt Nam viết sách chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm tạo tác cây cảnh nghệ thuật cho những người yêu cây.

Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe

Nhiều nông dân trồng lúa đã từ bỏ thói quen đốt đồng sau khi được hướng dẫn cách xử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải thiện sức khỏe.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững

Muốn thích ứng một cách nhanh chóng, bền vững với những quy định mới như CBAM, EUDR…, chủ rừng buộc phải chuẩn hóa ngay từ khâu giống và trồng cây xuống đất.