Chuyện nhỏ khởi nghiệp

Câu chuyện thứ hai: Khởi nghiệp trong một trường Đại học Bỉ

Lê Minh Hoan - Thứ Tư, 02/10/2024 , 14:36 (GMT+7)

Thường con người hay rơi vào cái bẫy, luôn nghĩ rằng sản phẩm mình làm ra đều ngon nhất, đẹp nhất, tốt nhất. Chúng ta quên rằng, đôi khi người tiêu dùng không nghĩ như vậy hoặc đánh giá ngược lại.

Minh họa của Tiến Thành.

Nhân chuyến thăm và làm việc với một trường Đại học Vương quốc Bỉ đã cố gắng thuyết phục họ cho tìm hiểu thế nào là hệ sinh thái khởi nghiệp, và vì sao đại học luôn được xem là vườn ươm khởi nghiệp. Và câu chuyện ghi nhạn được như thế này xin chia sẻ mọi người.

Bài liên quan

Người phụ trách khởi nghiệp của trường kể: có một doanh nghiệp đến trình bày ý tưởng tạo ra một sản phẩm từ trà kết hợp với vỏ cây thông đặc biệt ở vùng quê của bạn ấy. Vậy là 2 bên phối hợp nghiên cứu và kết quả là làm ra được sản phẩm trà thông thơm ngon, có chứa nhiều dược tính và thiết kế bao bì đẹp. Sau đó, họ nhờ chuyên gia đem sản phẩm đi tiếp thị để nhận phản hồi từ người dùng thử sản phẩm.

Sau một thời gian tiếp thị, các chuyên gia báo cáo kết quả phản hồi của người tiêu dùng, cả về chất lượng, hình thức bao bì và sự tiện dụng. Bản báo cáo bằng đồ hoạ phân chia ý kiến những người dùng thử theo từng nhóm đối tượng: lứa tuổi, giới tính, vị trí xã hội, tình hình thu nhập, địa bàn sinh sống,… . Căn cứ những ý kiến phản hồi, họ cùng nhau cải tiến sản phẩm từ chất lượng, hình thức bao bì cho đến sự tiện dụng cho người tiêu dùng. Qua vài lần thăm dò và cải tiến, họ có một sản phẩm hoàn hảo hơn.

Thường con người hay rơi vào cái bẫy, luôn nghĩ sản phẩm mình làm ra đều ngon nhất, đẹp nhất, tốt nhất. Chúng ta quên rằng, đôi khi người tiêu dùng không nghĩ như vậy hoặc đánh giá ngược lại. Như vậy, sản xuất thử, nhờ dùng thử, thậm chí thuê người chuyên nghiệp hỗ trợ khảo sát phản hồi từ người tiêu dùng là rất cần thiết. Ngay trong hệ sinh thái khởi nghiệp cũng là không gian dùng thử sản phẩm của nhau và góp ý cho nhau một cách chân thành và chân tình.

Gợi ý: Các bạn khởi nghiệp nên tìm đọc 2 quyển sách có thể giúp ích cho mình: Tâm lý hành vi khách hàng, Chu du vào tâm trí khách hàng.

Lê Minh Hoan
Tin khác
Câu chuyện thứ mười hai: Câu chuyện cây cam hạnh phúc
Câu chuyện thứ mười hai: Câu chuyện cây cam hạnh phúc

'Cây cam của tôi', 'Cây xoài nhà tôi', 'Cây dừa vườn tôi', 'Gạo ruộng nhà mình', v.v là những câu chuyện sáng tạo mang nhiều ý nghĩa.

Câu chuyện thứ mười một: Câu chuyện tiếp thị
Câu chuyện thứ mười một: Câu chuyện tiếp thị

Nguyên tắc thị trường là phải tiếp thị, không tiếp thị hoặc tiếp thị không đúng sẽ giới hạn không gian đối tượng tiêu dùng.

Câu chuyện thứ mười: Câu chuyện mật ong
Câu chuyện thứ mười: Câu chuyện mật ong

Trong chuyến đi thăm một đất nước bên kia bán cầu, lần mò tìm những sản phẩm nông nghiệp để xem cách họ làm như thế nào, có khác gì mình không?

Câu chuyện thứ chín: Cái hộp nước 'biết nói'
Câu chuyện thứ chín: Cái hộp nước 'biết nói'

Hộp nước uống thì chắc chắn không có gì lạ, chúng ta vẫn trông thấy đâu đó hằng ngày. Nhưng có một cái hộp bằng giấy thân thiện môi trường khá lạ và ấn tượng, nhãn hiệu Elix.

Câu chuyện thứ tám: Tầm nhìn mua bán
Câu chuyện thứ tám: Tầm nhìn mua bán

Muốn sản phẩm khởi nghiệp, OCOP vươn ra thế giới phải hiểu thế giới về đặc định từng thị trường, quy định an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, câu chuyện mong muốn gửi gắm để người tiêu dùng biết đến,…

Câu chuyện thứ bảy: Đặt tên sản phẩm
Câu chuyện thứ bảy: Đặt tên sản phẩm

Tương tự như tên một người, tên một sản phẩm cũng gửi gắm vào đó những tình cảm, sự trân quý, lòng mong muốn, khi mọi người nhắc đến, nhớ đến có nhiều cảm xúc.

Câu chuyện thứ sáu: Vị lành phương Nam
Câu chuyện thứ sáu: Vị lành phương Nam

Người Đồng bằng sông Cửu Long, ngày tư ngày tết, hầu như nhà nào cũng làm bánh mứt, trong đó không thể thiếu món chuối khô xào gừng.

Câu chuyện thứ năm: Khởi nghiệp và văn hóa đọc
Câu chuyện thứ năm: Khởi nghiệp và văn hóa đọc

Câu chuyện sách không có gì mới. Theo dòng lịch sử, sách đã có cách đây khoảng 2.400 năm trước Công nguyên.

Câu chuyện thứ tư: Nhỏ và Lớn
Câu chuyện thứ tư: Nhỏ và Lớn

Con người thường chú ý những điều gì lớn lao nên ít khi quan tâm những điều được cho là nhỏ nhoi.

Câu chuyện cầu vồng
Câu chuyện cầu vồng

Một nhà lãnh đạo nước ngoài chia sẻ một câu thật thú vị: 'Trong cơn mưa, nếu nhìn xuống chân sẽ thấy bùn, nhưng nếu nhìn về phía trước sẽ thấy cầu vồng sau cơn mưa'.

Câu chuyện thứ ba: Câu chuyện thác Bản Giốc
Câu chuyện thứ ba: Câu chuyện thác Bản Giốc

Câu chuyện càng giàu cảm xúc càng đi vào tâm trí người tiêu dùng. Câu chuyện càng khác biệt giá cả càng khác biệt.