Chuyện nhỏ khởi nghiệp

Câu chuyện thứ sáu: Vị lành phương Nam

Lê Minh Hoan - Thứ Năm, 31/10/2024 , 09:10 (GMT+7)

Người Đồng bằng sông Cửu Long, ngày tư ngày tết, hầu như nhà nào cũng làm bánh mứt, trong đó không thể thiếu món chuối khô xào gừng.

Quả chuối chín ép phơi khô, sắc nhỏ (ghi chú: từ ngữ Nam bộ, nghĩa là “cắt, thái”), ngào với nước đường, thêm vài sợi gừng, rắc thêm vài hột đậu phộng, rồi trộn lại. Nhà nào cũng có, Tết đến nhà nhau, mời nhau một chút lấy thảo.

Những tưởng món mứt quê truyền thống mai một ít nhiều, nhưng mừng thay, một bạn trẻ ở Lai Vung, Đồng Tháp không nghĩ vậy, và đã cần mẫn đưa món bánh trái cây cuộn thành thức quà thơm thảo.

Chị Các Thủy, chủ cơ sở Tư Bông - một trong những “gương sen” khởi nghiệp tiêu biểu của Đất Sen Hồng.

Bạn Các Thủy, chủ cơ sở Tư Bông - một trong những “gương sen” khởi nghiệp tiêu biểu của Đất Sen Hồng, giới thiệu đong đầy cảm xúc: Tư Bông là tên một gia đình người miền Tây đông con tiêu biểu cư ngụ mấy đời trên mảnh đất Đồng Tháp trù phú.

Thuở đầu, Tư Bông được biết đến với nghề đóng xuồng ghe cùng một niềm tin: những chiếc ghe tốt sẽ vững chãi dọc ngang sông nước, chở đầy ắp nông sản lành đến cho bà con. Những chiếc ghe đó cũng chở nặng ước mơ đại học cho những đứa con của mình.

Qua nhiều năm tháng, như sự trở về của đàn chim Phương Nam, thế hệ kế thừa trong gia đình bén duyên với bánh trái cây cuộn và tiếp nối khởi sự trên mảnh đất quê mình, từ căn bếp nhỏ đầy yêu thương. Tư Bông tin rằng, món bánh thơm ngon như một cái tình để chúng ta sẻ chia, gắn kết tình thân và lan toả cộng đồng. Một chiếc bánh không chỉ cuộn tròn vị thanh ngọt của cây trái miền sông nước phù sa, mà còn gói trọn sự trù phú, hào sảng của vùng đất lành phương Nam”.

Sản phẩm mới nhất của Tư Bông chuyển tải hình ảnh, nhận diện đặc trưng của miền sông nước, của một thời trên bến dưới thuyền”.

Lần đầu đến thăm cơ sở Tư Bông trên chiếc xe hai bánh, men theo con đường quê ngoằn ngoèo, cầu tre lắt lẻo. “Công nghệ” thời khởi nghiệp thật đơn giản làm sao: vài cái thớt để sắc chuối, đôi ba cái thau để trộn, năm bảy chiếc chảo lớn rực lửa củi. Cha mẹ, chị em trong nhà và bà con hàng xóm xúm vào, người nào việc nấy, ai ai cũng vui. Phía bên kia tấm vách ván là nơi vô hộp, đóng thùng.

Buổi đầu khởi nghiệp chỉ “gói ghém” bấy nhiêu, mà được Tony Buổi sáng trân trọng giới thiệu trên mạng xã hội và hôm nay, sản phẩm của cơ sở Tư Bông luôn được bày trí tại cửa hàng sang trọng trong sân bay quốc tế Cần Thơ.

Sản phẩm Tư Bông ngày càng được ưa chuộng trong nước và tự tin hiện diện tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn trong khu vực châu Á, Đông Nam Á. Nhà xưởng theo tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm, đang được đầu tư, để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu đến châu Âu và Hoa Kỳ. Một hành trình gập ghềnh, khó khăn, như con đường đi đến cơ sở sản xuất đúng nghĩa tít trong vùng xa, vùng sâu.

Câu chuyện sản phẩm bánh trái cây Tư Bông chính là kế thừa bánh mứt dân gian, suy cho cùng, chính là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai.

Các Thủy lúc nào cũng sôi nổi tinh thần khởi nghiệp, học hỏi không ngừng. Để có bao bì sản phẩm phù hợp, Các Thủy tìm đọc cuốn sách về thiết kế Xấu thế nào, đẹp ra sao”, cùng với lắng nghe phản hồi của các khách hàng thân thiết, để từng bước hiệu chỉnh. Người tiêu dùng không dễ tiếp nhận ngay hình thức bao bì mới. Cơ sở Tư Bông vừa phải giữ những mẫu bao bì từ những ngày đầu, vốn dĩ tạo ra cảm giác quen thuộc, gần gũi, vừa ra mắt những mẫu bao bì mới, với thông tin chi tiết, phù hợp nhu cầu khách hàng mới. Vừa thay đổi, vừa lắng nghe, để tiếp tục thay đổi.

Những sản phẩm mới nhất của Tư Bông chuyển tải hình ảnh, nhận diện đặc trưng của miền sông nước, của một thời trên bến dưới thuyền”. Hay những tìm tòi mới, có thêm bánh cuộn trái cây vị mặn, theo như gợi ý của một khách hàng. Câu chuyện sản phẩm bánh trái cây Tư Bông chính là kế thừa bánh mứt dân gian, suy cho cùng, chính là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Quá khứ được bạn gói trọn trong những sản phẩm Vị lành phương Nam” gợi lên quá nhiều cảm xúc.

Cơ sở Tư Bông vừa phải giữ những mẫu bao bì từ những ngày đầu, vốn dĩ tạo ra cảm giác quen thuộc, gần gũi, vừa ra mắt những mẫu bao bì mới, với thông tin chi tiết, phù hợp nhu cầu khách hàng mới.

Một ngày khai trương thêm xưởng sản xuất mới, Các Thủy đăng tải một bài viết vừa xúc động, vừa sôi nổi tinh thần khởi nghiệp, tinh thần học hỏi vẫn như những ngày đầu: Sự học kéo chúng ta về phía trước, cũng như các khó khăn cũng vậy”.

Thương lắm tinh thần khởi nghiệp của Các Thủy và những bạn trẻ khởi nghiệp trên mọi miền đất nước. Tương lai vùng đất thân thương này bắt đầu từ hôm nay, từ những bạn trẻ đang kiên trì làm sống lại, làm mới hơn, làm tốt hơn, những đặc sản quê nhà, những tài nguyên bản địa!

“Dẫu trải qua thăng trầm giông tố. Qua bao cuộc bể dâu, mãi dâng cho đời. Bài tình ca đất phương Nam”.

Không có sông quá dài!

Không có đỉnh quá cao!

Lê Minh Hoan
Tin khác
Câu chuyện thứ năm: Khởi nghiệp và văn hóa đọc
Câu chuyện thứ năm: Khởi nghiệp và văn hóa đọc

Câu chuyện sách không có gì mới. Theo dòng lịch sử, sách đã có cách đây khoảng 2.400 năm trước Công nguyên.

Câu chuyện thứ tư: Nhỏ và Lớn
Câu chuyện thứ tư: Nhỏ và Lớn

Con người thường chú ý những điều gì lớn lao nên ít khi quan tâm những điều được cho là nhỏ nhoi.

Câu chuyện cầu vồng
Câu chuyện cầu vồng

Một nhà lãnh đạo nước ngoài chia sẻ một câu thật thú vị: 'Trong cơn mưa, nếu nhìn xuống chân sẽ thấy bùn, nhưng nếu nhìn về phía trước sẽ thấy cầu vồng sau cơn mưa'.

Câu chuyện thứ ba: Câu chuyện thác Bản Giốc
Câu chuyện thứ ba: Câu chuyện thác Bản Giốc

Câu chuyện càng giàu cảm xúc càng đi vào tâm trí người tiêu dùng. Câu chuyện càng khác biệt giá cả càng khác biệt.

Câu chuyện thứ hai: Khởi nghiệp trong một trường Đại học Bỉ
Câu chuyện thứ hai: Khởi nghiệp trong một trường Đại học Bỉ

Thường con người hay rơi vào cái bẫy, luôn nghĩ rằng sản phẩm mình làm ra đều ngon nhất, đẹp nhất, tốt nhất. Chúng ta quên rằng, đôi khi người tiêu dùng không nghĩ như vậy hoặc đánh giá ngược lại.

Câu chuyện thứ nhất: Tơ chuối của người Thái
Câu chuyện thứ nhất: Tơ chuối của người Thái

Người tiêu dùng không chỉ mua một sản phẩm mà mua cách tạo ra sản phẩm đó. Khởi nghiệp là tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới có tính vượt trội.