Giới khoa học muốn thay đổi hàng trăm danh pháp thực vật mang tính nhạy cảm

Hoa Lay Ơn - Thứ Năm, 26/09/2024 , 10:35 (GMT+7)

Lần đầu tiên, các nhà thực vật học đang cân nhắc việc loại bỏ hoàn toàn những tên loài thực vật mang tính xúc phạm các cộng đồng người dân bản địa.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, tên khoa học của cây san hô châu Phi có tính phân biệt chủng tộc trong cách đặt tên của nó. Ảnh: Wikimedia Commons.

Thời gian qua, các nhà khoa học đề nghị thay đổi tên của những loài thực vật có chứa ngôn từ phân biệt chủng tộc. Đồng thời, họ khuyến khích việc tổ chức một hội đồng để xem xét và đề xuất tên mới cho các loài cây, thay thế những tên gọi cũ không phù hợp. Dự kiến quá trình thay đổi này sẽ bắt đầu từ năm 2026.

Bà Alina Freire-Fierro, nhà thực vật học đến từ Đại học Kỹ thuật Cotopaxi (Hoa Kỳ) là một trong những người tích cực kêu gọi bỏ phiếu và đề xuất việc thay đổi tên các loài thực vật mang tính xúc phạm. Tại Đại hội Thực vật Quốc tế, tổ chức tại Madrid, Tây Ban Nha, bà kêu gọi: “Đã đến lúc chúng ta cần hành động và loại bỏ những tên gọi không phù hợp với thời đại”. Cuộc bỏ phiếu kín tại sự kiện này thu hút 556 nhà thực vật học tham gia, trong đó 63% đồng thuận với đề xuất.

Một đề xuất điển hình là việc bỏ chữ "c" khỏi hơn 300 tên khoa học của các loài cây, tảo và nấm. Chẳng hạn, một loài cây có tên phiên âm là Caf[e]r- hoặc Caff[e]r-, được đặt tên trong thời kỳ phân biệt chủng tộc "Apartheid" ở Nam Phi (1948 – 1994). Các nhà khoa học đề xuất thay đổi tên loài này thành Affra, với ý nghĩa chỉ đơn giản là loài cây này có nguồn gốc từ châu Phi. Việc làm này giúp tên gọi trở nên trung lập và không phân biệt bất kỳ cộng đồng nào.

Nhà thực vật học Gideon Smith, một chuyên gia về phân loại thực vật tại Đại học Nelson Mandela, chia sẻ: “Chúng tôi rất biết ơn sự ủng hộ từ các đồng nghiệp trên khắp thế giới. Họ đã giúp chúng tôi đưa ra những lập luận thuyết phục để loại bỏ những tên loài thực vật mang tính nhạy cảm, gợi nhớ về những thời kỳ lịch sử mà con người không muốn nhắc lại”.

Từ năm 2021, vấn đề này đã được đưa ra tranh luận và ngày càng thu hút sự chú ý. Một số nhà nghiên cứu ủng hộ việc khôi phục tên gọi bản địa cho các loài cây và thay đổi những tên gọi phản cảm. Ví dụ, một loài cây có tên tiếng Anh là Hibbertia, được đặt theo tên của George Hibbert, một nhà thực vật học nghiệp dư người Anh và cũng là người có công trong phong trào chống chế độ nô lệ vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Mặc dù tên “Hibbertia” không mang tính xúc phạm, nhưng một số nhà khoa học vẫn đề xuất loại bỏ những tên gọi tôn vinh cá nhân. Họ lập luận rằng việc đặt tên theo con người không còn phù hợp với nguyên tắc bình đẳng và đại diện cho mọi người.

Cây san hô, trước đây được gọi là Erythrina caffra, hiện đã được đổi thành Erythrina affra. Ảnh: Wikimedia Commons.

Tuy nhiên, quan điểm này cũng vấp phải sự phản đối từ một số nhà khoa học khác. Họ cho rằng những tên gọi đã được chấp nhận theo danh pháp khoa học - là hệ thống thuật ngữ, quy tắc được dùng để đặt tên trong các lĩnh vực khoa học - không nên bị ảnh hưởng bởi các phong trào hay tranh cãi xã hội đương thời. Theo họ, danh pháp khoa học là một hệ thống mang tính ổn định, không nên thay đổi dựa trên những biến động tạm thời trong xã hội.

Các nhà phân loại học trong lĩnh vực thực vật thường miễn cưỡng thay đổi tên của các loài thực vật, vì việc này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như gây rối loạn hoặc xáo trộn hệ thống dữ liệu hiện có. Trong một số trường hợp, điều này còn liên quan đến các thủ tục pháp lý. Dù vậy, tại Đại hội Thực vật Quốc tế, các nhà khoa học đã bỏ phiếu cho những thay đổi trái ngược với quyết định của Ủy ban Quốc tế về Danh pháp Động vật học đưa ra một năm trước đó. Ủy ban này khẳng định sẽ không xem xét việc thay đổi tên các loài động vật, ngay cả khi một số tên được coi là xúc phạm.

Một chuyên gia từ Vườn Bách thảo Vuơng quốc Bỉ tham dự sự kiện cho biết: “Ngay cả những thay đổi nhỏ, chẳng hạn như việc thay đổi một phụ âm trong tên, cũng có thể gây ra những tác động không lường trước”. Điều này cho thấy áp lực và sự xung đột đã diễn ra trong suốt quá trình thảo luận.

Trong sự kiện, các nhà thực vật học cũng thảo luận về một đề xuất mở rộng việc thay đổi các tên gọi hiện tại bị coi là xúc phạm về mặt văn hóa. Đề xuất này bao gồm việc thành lập một ủy ban thường trực mới để xử lý các quyết định liên quan đến việc đổi tên trong tương lai.

Tuy nhiên, trước khi được đưa ra bỏ phiếu, đề xuất đã được sửa đổi. Thay vì thành lập một nhóm mới, một ủy ban hiện có, chuyên đánh giá các tên không hợp lệ vì những lý do khác (như đã được phát hiện trước đó), sẽ tiếp nhận và xử lý các yêu cầu thay đổi tên bị coi là mang tính khiếm nhã.

Ủy ban này sẽ chỉ xem xét các khiếu nại về tên khoa học mới được công bố sau ngày 1/1/2026, và sẽ không áp dụng hồi tố cho các tên đã được sử dụng trước đó. Hồi tố chỉ được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt, nhằm bảo đảm lợi ích chung cho xã hội. Một đại diện của Cộng đồng Khoa học nhận xét: “Chúng ta có thể xử lý các tên mới, nhưng rõ ràng vấn đề này ít nghiêm trọng hơn so với các tên đã tồn tại từ trước”.

Đối với những nhà thực vật học muốn tiếp tục đấu tranh để thay đổi những tên loài thực vật có tính nhạy cảm và xúc phạm đã tồn tại, vấn đề này sẽ được tiếp tục xem xét và báo cáo tại kỳ họp tiếp theo của Đại hội Thực vật Quốc tế, diễn ra sau 6 năm nữa.

Hoa Lay Ơn
Tin khác
Thụy Điển trồng rau để bán ngay trong siêu thị
Thụy Điển trồng rau để bán ngay trong siêu thị

Một công ty Thụy Điển đang xây dựng các trang trại thẳng đứng trồng rau xanh và trái cây bên trong các siêu thị như một giải pháp thân thiện với môi trường.

Zimbabwe giết thịt 200 con voi để cứu đói
Zimbabwe giết thịt 200 con voi để cứu đói

Zimbabwe có kế hoạch giết thịt 200 con voi để cung cấp lương thực cho các cộng đồng đang đối mặt với nạn đói sau đợt hạn hán tồi tệ nhất 40 năm qua.

Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán
Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán

Một nhóm các nhà lập pháp Hungary và đại diện của các tổ chức phi chính phủ đã ngồi họp trên một bãi cát dưới lòng sông nhằm cảnh báo về tình trạng hạn hán.

Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm
Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm

Sau một mùa hè nắng nóng kỷ lục, Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.

Người dân Amazon thiếu nước uống do mực nước sông giảm mạnh
Người dân Amazon thiếu nước uống do mực nước sông giảm mạnh

Mực nước trên các con sông chảy qua rừng nhiệt đới Amazon đã giảm mạnh sau đợt hạn hán kỷ lục, đặt ra những thách thức lớn đối với người dân sống ven sông.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Vương quốc Bỉ
Chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Vương quốc Bỉ

Bỉ là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, đã ứng dụng thành công nhiều công nghệ số tiên tiến, đem lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất và quản lý nông nghiệp.

Nắng nóng kỷ lục không thể ngăn nông dân Nhật Bản ra đồng
Nắng nóng kỷ lục không thể ngăn nông dân Nhật Bản ra đồng

Nắng nóng kỷ lục trong mùa hè năm nay ở Nhật Bản không thể ngăn cản nông dân Yasuyuki Kurosawa, 77 tuổi, và con trai ra đồng làm việc.

Độc đáo những ruộng lúa trên mặt hồ của nông dân Trung Quốc
Độc đáo những ruộng lúa trên mặt hồ của nông dân Trung Quốc

Ngày nay, với việc ứng dụng khoa kỹ thuật công nghệ đỉnh cao, canh tác lúa không chỉ trên những đồng đất truyền thống. Nông dân Trung Quốc đã thành công trong việc trồng lúa trên mặt nước ao cá, cho năng suất đạt hơn 7,5 tấn/ha.

Hợp tác Nam - Nam hỗ trợ nông dân Cabo Verde phục hồi sức khỏe đất
Hợp tác Nam - Nam hỗ trợ nông dân Cabo Verde phục hồi sức khỏe đất

Thông qua dự án, nông dân Cabo Verde nhận hỗ trợ kỹ thuật, giải pháp công nghệ từ Trung Quốc để chủ động đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do sâu bệnh gây ra.

Malaysia điều chỉnh lại kế hoạch 'ngoại giao đười ươi'
Malaysia điều chỉnh lại kế hoạch 'ngoại giao đười ươi'

Bộ Công nghiệp Trồng trọt và Hàng hóa Malaysia cho biết các nước nhập khẩu dầu cọ từ Malaysia có thể nhận nuôi đười ươi nhưng không được mang chúng ra nước ngoài.

Nông dân trồng nhiều lúa Việt Nam, Thái Lan lo giống lúa bản địa tuyệt chủng
Nông dân trồng nhiều lúa Việt Nam, Thái Lan lo giống lúa bản địa tuyệt chủng

Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cảnh báo rằng các giống lúa địa phương có nguy cơ tuyệt chủng khi nông dân đổ xô trồng một giống lúa đặc sản của Việt Nam.