Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025

Tuệ An - Thứ Tư, 15/01/2025 , 14:59 (GMT+7)

Hoa mai là biểu tượng quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam. Nhặt lá đúng cách là kỹ thuật quan trọng giúp mai nở đúng dịp.

Tại sao cần nhặt lá cho hoa mai?

Hoa mai thường nở dựa trên chu kỳ phát triển tự nhiên. Nhặt lá mai giúp cây tập trung dinh dưỡng vào quá trình hình thành nụ hoa thay vì nuôi lá già. Từ đó, kích thích quá trình nuôi nụ, ra hoa, đảm bảo hoa nở đều, đẹp và đúng thời điểm Tết. Ngoài ra, việc nhặt lá mai đúng kỹ thuật còn thể hiện sự chăm chút, khéo léo của người trồng, góp phần làm đẹp thêm không khí ngày xuân.

Thời điểm nhặt lá hoa mai lý tưởng nhất

Nhặt lá mai đúng thời điểm là bí quyết để mai nở rộ đúng vào những ngày đầu năm, mang lại vẻ đẹp rực rỡ cho không gian Tết. Tuy nhiên, việc xác định thời gian phù hợp lại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết và hình thái của nụ hoa mai.

Dựa vào diễn biến thời tiết

- Khi thời tiết nóng: Nếu tháng Chạp nắng nhiều và nhiệt độ cao, bạn nên nhặt lá muộn hơn, khoảng từ ngày 16–17 âm lịch. Việc này giúp tránh cho hoa bung nở quá sớm.

- Khi thời tiết lạnh: Nếu trời se lạnh hoặc có gió mùa, hãy nhặt lá sớm hơn, trước ngày 15 tháng Chạp, để kích thích nụ hoa phát triển nhanh hơn.

- Nắng nóng và gió mạnh: nhặt lá trong khoảng 17–20 tháng Chạp để hoa không nở quá sớm do nhiệt độ cao.

- Trời mưa nhiều: Nếu mưa kéo dài và mùa mưa kết thúc muộn, bạn nên nhặt lá từ 10–14 tháng Chạp. Điều này sẽ giúp thúc đẩy mai bung nụ đúng thời gian mong muốn.

Dựa vào hình thái nụ hoa mai

Quan sát hình thái nụ hoa là một cách chính xác để xác định thời điểm nhặt lá. Với từng loại mai, thời gian nhặt lá cũng sẽ có sự khác biệt:

Mai vàng 5 cánh:

- Nếu nụ hoa còn nhỏ (nụ kim), nên nhặt lá sớm từ ngày 13–14 tháng Chạp.

- Với nụ hoa đã to hơn, bạn có thể nhặt lá từ 16–17 tháng Chạp.

- Nếu nụ hoa đã lớn, sắp bung vỏ lụa, hãy nhặt muộn vào ngày 18–20 tháng Chạp.

Mai nhiều cánh (>5 cánh):

- Loại mai này thường nở muộn hơn mai vàng 5 cánh, vì vậy cần nhặt lá sớm hơn khoảng 1 tuần.

- Những nụ đã tróc vỏ trấu, sáng màu, để lộ lớp xanh non bên trong sẽ nở sớm hơn. Nụ sậm màu, ngậm chặt vỏ trấu thường nở muộn hơn.

Dựa vào vị trí trồng mai

- Đối với mai trồng trong chậu, nên nhặt lá từ ngày 14 – 16 tháng 12 âm lịch.

- Đối với mai trồng dưới đất, cần nhặt lá sớm hơn từ ngày 10 - 15.

- Ngoài ra, tốc độ hoa mai nở còn tùy thuộc rất nhiều vào thời tiết.

Nhặt lá mai giúp cây tập trung dinh dưỡng vào quá trình hình thành nụ hoa thay vì nuôi lá già. Ảnh: Internet.

Hướng dẫn cách nhặt lá mai đúng kỹ thuật

Chuẩn bị trước khi nhặt lá

- Tưới nước đủ ẩm cho cây từ 1–2 ngày trước khi nhặt lá để lá dễ bong ra.

- Kiểm tra tình trạng cây, tránh nhặt lá khi cây đang yếu hoặc có dấu hiệu bệnh.

Cách nhặt lá

- Dùng tay nắm nhẹ từng lá, kéo ngược theo chiều cuống để lá rụng tự nhiên, tránh làm gãy cành.

- Nhặt lá từ trên xuống dưới, từ nhánh lớn đến nhánh nhỏ.

- Sau khi nhặt lá cho cây hoa mai cần ngưng tưới nước một vài ngày rồi mới tưới trở lại.

Lưu ý khi nhặt lá mai

- Không nhặt lá quá sớm hoặc quá muộn, dễ làm hoa mai nở lệch Tết.

- Tránh nhặt lá vào những ngày trời mưa hoặc ẩm ướt, dễ gây bệnh cho cây.

- Theo dõi sát thời tiết và điều chỉnh thời gian lặt lá phù hợp.

- Sau khi nhặt lá, tránh để cây chịu tác động mạnh của nắng gắt hoặc gió lạnh.

Chăm sóc cây mai sau khi nhặt lá để hoa nở đúng Tết

- Sau khi nhặt lá, bạn cần theo dõi thời tiết và nụ hoa để điều chỉnh kịp thời. Nếu nụ hoa phát triển chậm, pha loãng một thìa phân NPK với 10 lít nước tưới vào gốc để kích thích mai bung nụ đúng dịp.

- Khi trời nắng hạn đột ngột chuyển mưa, giảm tưới nước xuống 1 lần/ngày vào buổi trưa để tránh hoa nở sớm. Với nắng nóng, tưới thêm nước lạnh hoặc nước đá để kìm hãm nụ bung. Ngược lại, khi trời lạnh, tưới nước ấm vào gốc để thúc hoa nở nhanh hơn.

- Hãy đảm bảo cây mai được đón nắng đầy đủ để điều hòa tốc độ nở hoa. Chăm sóc cẩn thận sẽ giúp cây mai nở đúng dịp, mang lại không khí Tết trọn vẹn cũng như giá trị kinh tế cao cho người bán mai.

Cách xử lý khi hoa mai nở sớm hoặc nở muộn

Mai nở sớm:

- Hạn chế tưới nước, chỉ tưới lượng vừa phải vào buổi trưa.

- Đặt cây vào nơi râm mát, tưới đẫm nước nhưng tránh úng rễ.

- Đào nhẹ quanh gốc để làm đứt rễ cám, giảm tốc độ nở hoa.

Mai nở muộn:

-Thúc phân NPK giàu lân và kali, phun mầm hoa khi trời nắng.

- Tưới nước ấm vào gốc nếu trời lạnh, rửa nụ hoa vào sáng sớm.

- Ngắt đọt non, thắp đèn vàng buổi tối để kích thích mai nở sớm 2–3 ngày.

Tuệ An
Tin khác
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh
Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật, giới thiệu tổng quan đề án quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước.