| Hotline: 0983.970.780

Trí thức trẻ Cà Mau chật vật mưu sinh đủ nghề!

Thứ Ba 29/01/2019 , 08:43 (GMT+7)

Trái ngược với mùa xuân trước, tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm nay đang sầm sập sau lưng, trong khi nhiều trí thức trẻ (TTT) khóa 1 ở Cà Mau vẫn chật vật mưu sinh đủ nghề, với mong muốn có thêm thu nhập, để đón một cái tết sung túc hơn bên gia đình.

07-46-42_ttt_huyen_dm_doi_tng_qu_tet_cho_ho_dong_bo_dn_toc
TTT huyện Đầm Dơi tặng quà Tết cho hộ đồng bào dân tộc

Được biết, trước khi về cơ sở công tác, các TTT đều là những người đầy hoài bão, hừng hực ngọn lửa cống hiến. Nhưng bây giờ, sau khi kết thúc hợp đồng lao động (HĐLĐ), có TTT chấp nhận ở lại làm cán bộ bán chuyên trách cấp xã, với đồng lương khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng, có TTT tự tìm lối đi riêng cho bản thân với các công việc khác nhau như, bán hàng online, nhân viên tư vấn vay vốn, tiếp thị…

Sau khi kết thúc HĐLĐ với Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau, anh Phạm Văn Phấn, nguyên TTT công tác tại một xã trên địa bàn huyện U Minh đã chọn cho mình nghề tiếp thị thức ăn chăn nuôi thủy sản để lo cho cuộc sống. Tết năm nay, là cái tết đầu tiên của anh Phấn khi rũ bỏ hình ảnh là một cán bộ TTT làm việc ở xã.

“Những ngày đầu về công tác ở xã, chúng tôi luôn nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao, chẳng ai nghĩ mình có lúc mất việc khi hết HĐLĐ với Sở Nội vụ. Thật sự, chúng tôi rất bất ngờ, nếu biết trước, chúng tôi đã không tham gia Đề án này, để giờ đây, phải làm lại từ đầu”. Theo anh Phấn, tết này, tuy thu nhập không được dư dả như khi còn là TTT, nhưng đổi lại anh cũng tìm được công việc mới, dẫu có cực, nhưng tương đối ổn định.

Tương tự anh Phấn, anh Nguyễn Hoàng Em, nguyên TTT khóa 1, hiện đang làm công việc hỗ trợ kỹ thuật cho những hộ nuôi tôm công nghiệp ở tỉnh Cà Mau, thông tin: “Tôi làm công việc này cảm thấy phù hợp với chuyên môn của mình. Tuy vất vả, nhưng thu nhập ổn định, đủ lo cho gia đình. Đây là cái Tết đầu tiên của tôi với công việc mới, khi mình không còn là một công chức xã”.

Còn anh Trương Văn Trạng, nguyên TTT ở huyện U Minh có phần âu lo, khi ngày Tết đang cận kề, mà số tiền phụ cấp dành cho TTT công tác tại các xã khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển năm 2016 đến nay, họ vẫn chưa được nhận. Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc cống các anh chị, nhất là khi Tết Kỷ Hợi sắp đến. “Tôi rất mong nhận được khoản phụ cấp còn lại để trang trải cuộc sống. Tôi hi vọng là sẽ được nhận trước Tết”, anh Trạng chia sẻ.

07-46-42_nh_truong_vn_trng_nguyen_ttt_o_huyen_u_minh_cho_biet_tet_ny_l_mot_ci_tet_kho_khn_doi_voi_gi_dinh_nh
Anh Trương Văn Trạng, nguyên TTT ở huyện U Minh cho biết, Tết này là một cái Tết khó khăn đối với gia đình anh

Trước đó, trao đổi với PV Báo NNVN về khoản phụ cấp của TTT ở xã bãi ngang, ông Lê Minh Ý, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh, cho biết: “Hiện các TTT khóa 1 chưa nhận, chứ không phải không có. Khi chúng tôi trình sang Sở Tài chính đã trình luôn phần khóa 1. Hiện Sở Tài chính đã cấp cho khóa 3 xong rồi. Còn khóa 1, đang làm thủ tục để chuyển xuống các huyện tiến hành chi trả. Tỉnh đã có chủ trương, gắng chi trả cho TTT trước Tết. Anh em cố gắng chờ”.

Nhiều TTT cho biết, từ khi tỉnh Cà Mau kết thúc HĐLĐ đến nay, thì cuộc sống của đa số họ rơi vào khó khăn, do nguồn thu nhập bấp bênh, nhất là khi Tết Kỷ Hợi đang đến gần, mà quyền lợi của TTT thì chưa được ngành chức năng giải quyết triệt để. Tết này, thật sự là một cái tết khó khăn đối với họ.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.