| Hotline: 0983.970.780

Triển khai hành động an toàn thực phẩm 2019

Thứ Hai 25/02/2019 , 08:32 (GMT+7)

Sáng 22/2, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hành động đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì.

Tiếp cận chuẩn mực quốc tế

Trong năm 2018, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của Bộ NN-PTNT đã đạt được nhiều kết quả. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), an toàn thực phẩm (ATTP) đã tiếp tục được hoàn thiện theo hướng cải cách hành chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn và hài hòa với chuẩn mực quốc tế.

12-22-22_vn_potl_hoi_nghi_trien_khi_ke_hoch_hnh_dong_dm_bo_n_ton_thuc_phm_trong_linh_vuc_nong_nghiep_nm_2019_khu_vuc_phi_nm_3729079
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị

Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các địa phương tổ chức sản xuất tập trung, quy mô lớn, kiểm soát ATTP ngay từ các yếu tố đầu vào và liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên toàn quốc. Trong năm 2018 đã có 1.845 cơ sở trồng trọt được cấp Giấy chứng nhận VietGAP với diện tích khoảng hơn 80.000 ha (tăng 61.000 ha so với năm 2017), khoảng hơn 500 cơ sở nuôi thủy sản với diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.618 ha được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương; 313 trang trại và 2.502 hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAP…

Bên cạnh đó, trong năm 2018 Bộ đã đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về chất lượng VTNN, ATTP tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và hành vi của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Hơn 1 triệu tờ gấp, tờ rơi, tờ dán, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích đã được in và phát; hơn 7.000 tin, bài trên báo viết; hơn 26.000 phóng sự, bản tin phát trên đài truyền hình, đài phát thanh tỉnh, huyện, xã…

Bộ NN-PTNT cũng đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đảm bảo răn đe ngăn ngừa tái phạm. Năm 2018 toàn ngành Nông nghiệp đã kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất 70.592 cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN, ATTP nông lâm thủy sản, phát hiện 5.223 cơ sở vi phạm và xử phạt 39,8 tỷ đồng. Kết quả giám sát tại các địa phương từ năm 2018 cho thấy đã có sự chuyển biến đáng kể về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở và chỉ số ATTP các nhóm sản phẩm chủ lực so với năm 2017, 2016.

Trong năm 2018, Bộ NN-PTNT đã phối hợp tích cực với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, đặc biệt là người dân trong việc giám sát đảm bảo ATTP; phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Hải quan… trong việc ngăn chặn chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục… Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo nâng cao cho cán bộ quản lý chất lượng ATTP và tăng cường năng lực hoạt động kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản trong và ngoài ngành bằng việc chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa công tác kiểm nghiệm, kiểm tra giấy chứng nhận nông lâm thủy sản.

Bên cạnh những kết quả, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác đảm bảo ATTP lĩnh vực nông nghiệp năm vừa qua. Lực lượng cán bộ quản lý, thanh tra về ATTP tại các địa phương vẫn còn thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn trong thực thi các nhiệm vụ theo phân công, phân cấp, đặc biệt là trong tổ chức ký cam kết tuân thủ quy định ATTP đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

Ở nhiều địa phương mặc dù tổ chức thanh, kiểm tra nhiều nhưng tỷ lệ xử lý thấp, kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm, vẫn còn có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành có liên quan. Đặc biệt nhiều địa phương chưa chuyển hướng mạnh sang thanh tra đột xuất như chỉ đạo của Bộ và Chính phủ nên hiệu quả thanh tra không cao.
 

Đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp 2019

Trong năm 2019, Bộ NN-PTNT sẽ hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý ATTP; giảm thiểu ô nhiễm sinh học, tạp chất và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng yêu cầu bảo đảm ATTP cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.

12-22-22_vn_potl_n_ton_thuc_phm_ninh_binh_tng_cuong_cong_tc_kiem_tr_n_ton_thuc_phm_mu_le_hoi_2019_151535485_3728571
Đoàn liên ngành tỉnh Ninh Bình kiểm tra ATVSTP (Ảnh: T.H)

Bộ đặt ra chỉ tiêu 100% văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng VTNN, ATTP cần phải được xây dựng, sửa đổi, bổ sung theo đúng kế hoạch. Các đối tượng tham gia chuỗi giá trị nông lâm thủy sản từ người sản xuất, chế biến, lưu thông, buôn bán đến người tiêu dùng cần được phổ biến, hướng dẫn, vận động tuân thủ quy định pháp luật về chất lượng VTNN, ATTP. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng quy định đảm bảo ATTP cần tăng 10% so với năm 2018 và tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh phải giảm 10% so với năm 2018.

Trong năm 2019, Bộ NN-PTNT sẽ gắn kết chặt chẽ việc chỉ đạo điều hành công tác quản lý chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản với các nhiệm vụ của tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tập trung ưu tiên nguồn lực để hoàn thiện chính sách, pháp luật theo hướng hài hòa với các quy định, thông lệ quốc tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến: “Công tác đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 về cơ bản đã đạt được những mục tiêu đề ra tuy vẫn còn một số tồn tại chưa được khắc phục. Năm 2019 được nhận định sẽ là năm có nhiều khó khăn, thách thức trong công tác đảm bảo ATTP nói chung và ATTP trong nông lâm thủy sản nói riêng. Chính vì thế Bộ NN-PTNT yêu cầu các ban ngành liên quan cần phải tập trung tối đa nguồn lực của mình để có thế vượt qua những khó khăn, thách thức và hoàn thành nhiệm vụ đề ra”.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm