| Hotline: 0983.970.780

Triển vọng 'cây tỷ đô' ở Tây Nguyên

Thứ Năm 19/03/2015 , 13:52 (GMT+7)

Mắc ca là loại cây chịu khí hậu mát, mưa ẩm và khô hạn xen kẽ. Sinh trưởng thích hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khả năng chịu hạn cao đồng thời chịu được mưa ẩm./ Tham vọng 'gói 100.000 tỷ' đầu tư trồng 'cây tỷ đô'

Mắc ca có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất sét mùn pha cát, đất đỏ bazan hoặc các loại đất có nguồn gốc núi lửa, đất có lẫn đá ong đến đất sét nặng. Độ pH tối ưu trong đất khoảng 5,5 -6,5. Tuy nhiên cần lưu ý rằng cây mắc ca không chịu được điều kiện ngập úng. Lượng mưa trung bình từ 700 - 3.000 mm, lượng mưa tối ưu từ 1.500 - 2.500 mm. Độ cao so với mặt biển từ 300 - 1.200 m.

Một trong những yêu cầu sinh thái thiết yếu nhất đối với cây mắc ca đó là biên độ nhiệt, đặc biệt là nhiệt độ thích hợp cho cây mắc ca ra hoa. Nhiệt độ thích hợp cho cây mắc ca là từ 12 - 32 độ C, nhiệt độ tối ưu để cây ra nhiều hoa là từ 12 - 21 độ C, tốt nhất là 18 độ C. Nếu nhiệt độ ban đêm thấp hơn 12 độ C và cao hơn 21 độ C cây mắc ca đều không thể hình thành chồi hoa.

Về khí hậu: Những khu vực ở Tây Nguyên có độ cao so với mặt nước biển từ 450 m trở lên có nền nhiệt độ lạnh vào khoảng tháng 12, tháng 1 dương lịch rất phù hợp với cây mắc ca. Và từ thực tiễn trồng trọt hơn 10 năm qua đã cho thấy điều đó.

Ngoài ra, thời điểm hoa mắc ca nở rộ vào tháng 2 - 3 ở Tây Nguyên không có mưa và sương giá nên có ưu thế hơn hẳn so với các tỉnh phía Bắc. Một trong những điểm thuận lợi khác có thể kể đến đó là khu vực Tây Nguyên hầu như ít có gió bão nên rất phù hợp cho cây mắc ca sinh trưởng phát triển tốt.

Về đất đai: Cây mắc ca ưa đất thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất dày trên 1m, hơi chua, và đặc biệt là cây mắc ca không chịu ngập úng. Do vậy xét về điều kiện đất đai cho thấy, cây mắc ca thích hợp để phát triển ở hầu hết các khu vực trên địa bàn Tây Nguyên.

Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên bắt đầu những nghiên cứu về cây mắc ca từ năm 2002. Trong năm 2002, Viện đã tiến hành trồng thử nghiệm 1 ha mắc ca, giống cây chiết cành có nguồn gốc từ Trung Quốc. Kết quả đã chọn ra được 3 giống có triển vọng là H2, OC và 508. Sau 9 năm trồng năng suất trung bình của các giống đạt 7,9 kg hạt/cây/năm.

Đặc biệt 2 giống H2 và OC cho năng suất đạt xấp xỉ 9 kg/cây/năm, không thua kém so với năng suất trung bình của cây mắc ca sau 9 năm trồng tại Úc (8 kg) và Trung Quốc (6,58 kg). Trọng lượng hạt và tỷ lệ nhân của các giống đạt được là khá tốt so với vùng nguyên sản cũng như các khu vực trồng mắc ca trên thế giới. Điều này bước đầu cho thấy cây mắc ca có tiềm năng phát triển ở một số vùng sinh thái trên địa bàn Tây Nguyên

Song song với việc đánh giá tập đoàn từ cây vô tính, Viện còn tiến hành nghiên cứu chọn lọc cây trội mắc ca từ vườn tập đoàn trồng bằng hạt. Các thí nghiệm chọn lọc cây trội được tiến hành trên 2 vùng sinh thái: Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) và Iakrai (Gia Lai).

Trong quá trình theo dõi cho thấy, với điều kiện Tây Nguyên cây thực sinh sinh trưởng tốt và cho quả sau 4 năm trồng. Hiện tại đã chọn được 6 cá thể trội từ vườn thực sinh cho năng suất trung bình đạt 8,98 kg hạt/cây/năm sau 7 năm trồng, cá biệt có 3 cây cho năng suất trên 10 kg hạt/cây/năm.

Từ năm 2006, Viện đã bắt đầu có những nghiên cứu trồng thử nghiệm cây mắc ca xen với một số loài cây công nghiệp có giá trị trên địa bàn Tây Nguyên như cà phê vối, cà phê chè, ca cao. Tính đến nay tổng diện tích mô hình trồng xen là hơn 15 ha. Kết quả bước đầu cho thấy cây mắc ca sinh trưởng tốt ở tất cả các mô hình trồng xen.

Cây mắc ca ghép trồng tại Buôn Ma Thuột sau 4 năm cho năng suất đạt hơn 1 kg hạt/cây. Sau 9 năm trồng, năng suất của hai giống OC và H2 đạt khoảng 9 kg hạt/cây, tương đương với vùng nguyên sản là New South Wales - Úc.

Đối với vườn trồng xen với cà phê vối tại Buôn Ma Thuột, sau 5 năm cho tỷ lệ cây ra hoa trên toàn vườn đạt hơn 30%, năng suất ban đầu đạt được từ 0,2 - 0,4 kg/cây; vườn trồng xen ca cao tại Buôn Ma Thuột cho tỷ lệ ra hoa đậu quả sau 5 năm trồng đạt trên 48%, năng suất trung bình đạt 0,2 kg/cây; vườn mắc ca trồng xen cà phê chè tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho tỷ lệ ra hoa và đậu quả khá tốt sau 5 năm trồng, với tỷ lệ ra hoa trên toàn vườn đạt 80% và năng suất ban đầu đạt 1,4 kg/cây.

Năm 2008, Viện đã tiến hành nghiên cứu về mật độ trồng thích hợp cho cây mắc ca trong điều kiện vùng Tây Nguyên, trên nền đất đỏ Bazan, bao gồm các mật độ 400 cây/ha (5 x 5m ), 400 cây/ha (6 x 4m), 800 cây/ha (3 x 4m). Hiện tại các thí nghiệm này đang được tiếp tục theo dõi, đánh giá. Với mật độ 400 cây/ha (5 x 5m), sau 7 năm trồng vườn cây đã bắt đầu giao tán.

Năm 2009, Viện tiếp tục nhập nội một số giống mắc ca thương mại từ Úc và Trung Quốc: A4, A16, A38, A268, A203, 246, 344, DAD, QN1. Kết quả theo dõi đánh giá cho thấy, sau 3 trồng tất cả các giống đều cho quả, một số giống như A203, A38 cho kết quả khá tốt, năng suất đạt được 3 - 5 kg hạt/cây/năm sau 4 năm trồng.

Hiện nay tập đoàn mắc ca tại Viện có hơn 20 giống, chủ yếu là các giống mắc ca trên thế giới như H2, 508, OC, 814, 246, 344, 741, 660, A4, A16, A38, A268, 203, 246, 344, DAD, QN1...

Như vậy, nếu trồng với mật độ 286 cây/ha (khoảng cách 5 x 7m) đến 330 cây/ha (5 x 6m), vào thời điểm thu hoạch chính từ năm thứ 8 trở đi hoàn toàn có thể cho năng suất 3 - 5 tấn hạt/ha/năm.

Trong 3 năm gần đây, từ 2012-2014 giá 1 kg hạt mắc ca tại Úc (ở độ ẩm hạt là 10% và tỷ lệ thu hồi nhân là 33%) dao động từ 3,25 - 3,50 USD/kg, tương đương vào khoảng 60.000 - 70.000 đ/kg.

Mắc ca là loài cây mới được đưa vào gây trồng tại Tây Nguyên với quy mô thử nghiệm, bước đầu cho thấy cây mắc ca có thể sinh trưởng phát triển được ở một số vùng sinh thái của vùng, đặc biệt là những vùng có khí hậu lạnh.

Với năng suất đạt được từ 3 - 5 tấn hạt/ha, giá bán 60.000 đ/kg hạt thì giá trị thu được khoảng 180 - 300 đ/ha/năm, lợi nhuận ước tính vào khoảng 150 - 250 triệu đ/ha.

Nếu trồng xen trong vườn cà phê với mật độ từ 100 - 120 cây/ha, năng suất mắc ca thu được vào thời kỳ kinh doanh vào khoảng từ 1,2 - 1,5 tấn hạt/ha, thì giá trị thu được tăng thêm từ mắc ca trồng xen sẽ từ 70 - 90 triệu đồng, đồng thời còn tăng tính bền vững hơn cho vườn cà phê.

Tính đến nay trên địa bàn Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng là địa phương có diện tích trồng mắc ca lớn nhất với diện tích xấp xỉ 600 ha, chủ yếu là ở các huyện Lâm Hà, Đơn Dương, Bảo Lộc. Kế đến là tỉnh Đăk Nông với diện tích mắc ca vào khoảng 450 ha chủ yếu trồng trên địa bàn huyện Tuy Đức và Đăk Mil.

Theo định hướng quy hoạch trồng mắc ca của tỉnh, Đăk Nông sẽ phát triển vùng nguyên liệu mắc ca với diện tích hơn 15.000 ha. Chỉ tính riêng huyện Tuy Đức điện tích quy hoạch trồng mắc ca là 14.604 ha trên địa bàn 5 xã gồm Đắk R’Tíh, Quảng Tâm, Quảng Tân, Quảng Trực và Đắk Búk So.

Sau 9 năm trồng, cây mắc ca đã cho năng suất từ 7 - 9 kg hạt/cây với một số giống, cá biệt có những cây cho năng suất hơn 10 kg/cây/năm. Nếu so sánh với năng suất của vùng nguyên sản cây mắc ca, tại Úc vào năm thứ 10 năng suất trung bình trên cây đạt 10 kg hạt/năm, vào giai đoạn kinh doanh ổn định (từ năm thứ 12 trở đi) năng suất trung bình trên cây chỉ cần từ 12 - 15 kg/cây là đạt hiệu quả.

Có thể nói cây mắc ca có triển vọng phát triển trên địa bàn Tây Nguyên. Tuy nhiên đây là loài cây mới nên cần phải được đánh giá kỹ trước khi phổ biến rộng rãi ra SX, đặc biệt là công tác chọn giống và quy hoạch vùng trồng.

(Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm