| Hotline: 0983.970.780

Triển vọng nào cho mục tiêu xuất khẩu 43 tỉ USD?

Thứ Sáu 25/01/2019 , 09:50 (GMT+7)

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Quốc Toản, quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cho biết: Nghị quyết số 01-NQ/CP về phát triển KT-XH năm 2019 của Chính phủ đề ra mục tiêu tổng kim ngạch XK tăng trưởng 7-8% (theo Nghị quyết của Quốc hội).

Để đạt mức tăng trưởng này, theo tính toán của Bộ KH-ĐT, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phải đạt kim ngạch XK khoảng 43 tỷ USD.

14-20-31_dscf5917
Ông Nguyễn Quốc Toản

Bộ NN-PTNT đã đặt mục tiêu năm 2019, tổng kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản đạt trên 43 tỉ USD. Ông đánh giá thế nào về thách thức và cơ hội để có thể đạt được mục tiêu này?

Năm 2019, thách thức và thuận lợi cho XK nông, lâm, thủy sản của chúng ta cùng đan xen, bổ trợ. Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ 1/1/2019. Xung đột thương mại Mỹ - Trung mở ra cơ hội cho nhiều mặt hàng nông nghiệp XK của Việt Nam như thủy sản, rau quả, đồ gỗ.

Cùng với sự gia tăng dân số, kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng ổn định ở mức 3,1% (theo WB) trong năm 2019, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới có xu hướng tăng nhưng yêu cầu về chất lượng và ATTP cũng ngày càng khắt khe hơn. Bên cạnh lộ trình cắt giảm thuế quan của các FTA song phương và đa phương đã ký kết, các Hiệp định FTA sắp tới có hiệu lực sẽ gia tốc tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nền kinh tế nước ta. Tiến trình này gia tăng sự cạnh tranh và rủi ro nhưng cũng là cơ hội để nông nghiệp nước ta thực hiện cơ cấu lại đồng bộ hơn, nhất là gắn SX với thị trường tiêu thụ, XK sản phẩm nông sản.

Bên cạnh đó, những khó khăn khách quan từ năm trước vẫn tồn tại, nhất là xu thế sụt giảm về giá cả và nhu cầu của một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của ta, đặc biệt là các mặt hàng cây công nghiệp trên thị trường quốc tế vẫn chưa kết thúc. Các thị trường XK lớn của Việt Nam ngày càng đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe đối với nông sản NK. Trong đó, thị trường Trung Quốc không chỉ nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng nông sản NK, mà còn tăng cường quản lí và siết chặt thương mại biên giới, gắn với chủ trương thúc đẩy NK nông sản chính ngạch kể từ 2019.

Thị trường EU vẫn giữ cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản khai thác nhập khẩu từ Việt Nam, đồng thời dự thảo các quy định mới về các chất sử dụng trên sản phẩm giống cây trồng. Thị trường Hoa Kỳ tiếp tục duy trì và gia tăng các biện pháp bảo hộ thông qua áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng thủy sản, áp dụng Đạo luật Lacey Act đối với nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy định về ATTP và gia tăng tần suất kiểm tra hàng nông thủy sản NK, gây bất lợi đến tiến độ XK của Việt Nam vào các thị trường này.

14-20-31_dscf5437
Trung Quốc tiếp tục là thị trường có nhiều triển vọng lớn cho XK nông lâm thủy sản của Việt Nam trong năm 2019

Đối với thị trường Trung Quốc, ông nói sẽ khắt khe hơn, vậy chúng ta có kế hoạch gì để mở sâu hơn nữa thị trường quan trọng bậc nhất này cho nông sản Việt Nam?

Trung Quốc hiện chiếm tới hơn 24,4% thị phần XK nông lâm thủy sản của Việt Nam. Kinh tế Trung Quốc năm 2019 được dự báo tiếp tục tăng trưởng cao, nhu cầu NK nông lâm thủy sản phục vụ SX và tiêu dùng cũng sẽ tăng mạnh, nhất là các mặt hàng có sức tiêu thụ lớn như thủy sản, rau quả, gạo, sữa, thịt lợn...

Theo dự báo của FAO, Trung Quốc sẽ là nước NK thủy sản lớn nhất thế giới, tiêu thụ thủy sản tươi tăng 4,8%/năm từ nay đến năm 2020, tiêu thụ bình quân đầu người đạt 35,9kg/người năm 2020 (năm 2010 là 33,1kg/người). Hiện Trung Quốc đang là thị trường XK thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam, trong đó các mặt hàng chính là tôm sú (295,7 triệu USD), cá tra (186,7 triệu USD), cá cơm khô, mực và bạch tuộc (17,1 triệu USD). Các mặt hàng thủy sản có tiềm năng XK trong thời gian tới sang thị trường này là cá rô phi, nghêu, cá rô đồng… Bên cạnh đó, nhu cầu NK tôm nguyên liệu của Trung Quốc phục vụ cho chế biến cũng ngày càng tăng do sản lượng tôm nuôi của Trung Quốc dự kiến giảm.

Theo FAO, nhu cầu NK và tiêu thụ bình quân đầu người của Trung Quốc đối với rau quả có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2017 - 2020 (chiếm 15,1% tổng tiêu thụ thế giới, cao hơn Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ), đặc biệt là các loại rau quả nhiệt đới. Ngoài 8 loại trái cây hiện đã được Trung Quốc cho phép NK từ Việt Nam, các sản phẩm đang đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét tiếp tục mở cửa thị trường theo thứ tự ưu tiên gồm: Sầu riêng, bưởi, chanh leo, khoai lang, dừa, na, roi, măng cụt. Phía Trung Quốc đã nhất trí sẽ xem xét theo thứ tự ưu tiên mà Việt Nam đề nghị. Phía Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các yêu cầu của phía bạn để đẩy nhanh tiến trình mở cửa thị trường cho các sản phẩm trên.

Theo Hiệp định FTA ASEAN - Trung Quốc, trái cây NK vào Trung Quốc cơ bản sẽ được hưởng thuế suất 0%.

14-20-31_dscf5441
Chế biến cà rốt trước khi xuất bán

Bên cạnh thủy sản và rau quả, một số sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt nhất là gỗ và sản phẩm gỗ có nhiều triển vọng tại thị trường Trung Quốc trong thời gian tới. Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 14,5 - 15% thị phần. Ngoài gỗ, Trung Quốc còn tiêu thụ dăm gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dược liệu... Trung Quốc cũng đang có xu hướng mở rộng NK gỗ nguyên liệu từ Việt Nam, đồng thời với đẩy mạnh chuyển bán thành phẩm gỗ sang Việt Nam để hoàn thiện và XK sang các nước thứ ba nhằm tránh phải chịu thuế cao (đồ gỗ Trung Quốc thường bị đánh thuế cao hơn đồ gỗ Việt Nam khi cùng NK vào một thị trường, nhất là Hoa Kỳ).

Xin cảm ơn ông!

"Với thị trường Hoa Kỳ, là thị trường XK nông lâm thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch XK nông sản năm 2018. Nhu cầu tiêu dùng của Hoa Kỳ được dự báo ổn định và sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới, do vậy XK một số mặt hàng như điều, cà phê, rau quả chế biến, gỗ và sản phẩm gỗ sẽ tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, hiện nay Hoa Kỳ tiếp tục gia tăng biện pháp bảo hộ thông qua việc áp thuế chống bán phá giá, tăng cường tiêu chuẩn chặt chẽ về chất lượng… gây tác động bất lợi tới xuất khẩu 2 nhóm hàng lớn sang thị trường Hoa Kỳ là thủy sản nhất là cá tra và hồ tiêu".

(Ông Nguyễn Quốc Toản)

 

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất