| Hotline: 0983.970.780

Triều cường nhấn chìm... tiền tỷ

Thứ Hai 31/10/2011 , 09:32 (GMT+7)

Nước lũ đầu nguồn đang đổ mạnh về phía hạ lưu sông Tiền và sông Hậu kết hợp với triều cường đã nhấn chìm vùng trồng cải xà lách xoong Vĩnh Long...

Ông Võ Văn Dũng, ấp Thuận Phú A, Thuận An, Bình Minh, Vĩnh Long tiếc nuối khi 2.000 m2 cải xà lách xoong bị nhấn chìm sáng ngày 27/10

Nước lũ đầu nguồn đang đổ mạnh về phía hạ lưu sông Tiền và sông Hậu kết hợp với triều cường đầu tháng 10/2011 âm lịch đã nhấn chìm vùng trồng cải xà lách xoong Vĩnh Long nổi tiếng ở ĐBSCL và hàng trăm ngàn ha vườn cây ăn trái đặc sản ở các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Cần Thơ…

Sau mấy đêm thức trắng để móc đất be bờ cố giữ 2.000 m2 xà lách xoong sắp thu hoạch nhưng không trụ nổi với triều cường, khuôn mặt ông Võ Văn Dũng, ấp Thuận Phú A, Thuận An (Bình Minh, Vĩnh Long) đã lộ rõ thất vọng. "Gia đình tui sống dựa hết vào mảnh đất trồng cải này. Bây giờ thì xem như mất trắng hơn 15 triệu đồng, khoản nợ tiền phân, thuốc không biết lấy để trả". Không chỉ riêng gia đình ông Dũng, gần như toàn bộ diện tích xà lách xoong của huyện Bình Minh đã bị triều cường nhấn chìm mấy ngày qua.

Ông Nguyễn Tấn Phát, Trưởng ấp Phú Thuận A nói: Hơn 34 ha cải xà lách xoong của nông xã đã bị nước cướp mất. Địa phương đã đoán triều cường đầu tháng 10 âm lịch sẽ cao và đã báo về tỉnh đề nghị hỗ trợ gia cố, nhưng đợi mãi chẳng thấy cấp trên hồi âm. Hậu quả hôm nay đã mất trắng. Với giá xà lách xoong hiện khoảng 18.000 đồng/kg, hộ nào cứ trồng 1.000 mthì mất 18 triệu đồng.

Đi dọc QL54 chạy qua 2 tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp, nhiều diện tích trồng rau cải, hành lá, đậu đũa…đã chìm dưới biển nước. Số đông nông dân xót của, tiếc công đang trằn mình thu hoạch sớm, theo kiểu được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

 Gặp tôi, ông Quân, xã Định An, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp sầu não nói: “Bỏ hơn 4 triệu đồng đầu tư vào 2 công hành lá, chưa đầy một tháng thì đã trôi sạch theo triều cường". Nhưng theo ông Quân thì: Rau màu bị nhấn chìm còn có thể trồng lại được, còn vườn cây ăn trái thì đành bó tay. Nước ngập cầm thủy chẳng khác nào “xây 3 năm phá 1 giờ”.

Ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở NN- PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết: Đến thời điểm này lũ lớn đã cuốn trôi của Đồng Tháp trên 945 tỷ đồng, trong đó thiệt hại vườn cây ăn trái, rau màu... lên đến 292,6 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Trầm, ấp An Ninh, xã Định An, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp bàng hoàng kể: Nước lũ lên quá nhanh, những công trình đê bao do dân tự bỏ tiền túi đầu tư liên tục bị phá vỡ. Vườn sơ ri 8.000 m2 của gia đình mặc dù vừa đầu tư trên 5 triệu đồng gia cố, bảo vệ, vậy nhưng cũng không qua nổi. Để trồng được vườn sơ ri gần 4 năm tuổi không hề đơn giản, vậy mà giờ bị ngập lũ quá sâu, vụ này coi như mất trắng, thậm chí cây sẽ bị suy kiệt sau khi nước rút.

Nông dân trồng quýt hồng ở Lai Vung, Đồng Tháp còn chua chát hơn khi vườn cây  trĩu quả chuẩn bị bán tết bị ngập lụt. Ông Út Hồ, xã Tân Thành, huyện Lai Vung có 3.000 m2 quýt hồng cho biết: Quýt hồng rất mẫn cảm với nước, khi bị ngập cầm thủy, thiệt hại lớn là khó tránh khỏi. Cũng như ông Hồ, những người dân trên vùng cây đặc sản rộng 1.400 ha này đang điêu đứng vì triều cường kết hợp với lũ.

Thống kê sơ bộ, tại Đồng Tháp, lũ lớn đã làm ngập 5.319 ha vườn, trong đó 1.161 ha bị thiệt hại 100%. Tại An Giang có trên 501 ha rau màu và 43 ha vườn cây ăn trái bị mất trắng do lũ. Hàng ngàn ha vườn và rau màu ở Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang... cũng bị thiệt hại nặng.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm