| Hotline: 0983.970.780

Triệu phú vịt đẻ

Thứ Sáu 08/01/2010 , 10:28 (GMT+7)

Ước tính với đàn vịt của mình, một ngày anh Tuấn thu hoạch được khoảng 600 trứng. Trừ chi phí anh cũng lãi 400 ngàn/ngày. Một năm 1 con vịt của anh đẻ được hơn 200 ngày.

Tôi tình cờ quen anh Dương Văn Tuấn (xã Ninh Diêm, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa) trong một lần đi công tác. Thấy anh lên ủy ban xã xin phép chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đào ao. Tôi liền hỏi, anh đào ao nuôi cá gì thế. Anh cười, mình đào ao mà không nuôi cá, mình nuôi vịt đẻ.

Lòng vòng một hồi qua gần 4km đường đất ngoài đồng thì cũng đến được nhà anh. Tôi hơi chột dạ, phải nói là cái… lều vịt thì đúng hơn. Như hiểu ý tôi anh cười nói ngay, đây là nơi mình ăn ngủ thôi chứ còn nhà cửa vợ con ở trong làng kia. Thế mà cũng tốt chán, tuy một mình nhưng không buồn vì có gần 1 ngàn con vịt làm bạn. Nói xong anh cười rõ tươi rồi đi pha nước và dẫn tôi dạo một lượt quanh gần 1 mẫu ao được quây lưới B40 khá cẩn thận.

Sau đó anh tâm sự: Cách đây 8 năm mình đi bộ đội về hoàn cảnh khó khăn lắm, chẳng biết làm gì. Có mẫu ruộng thì làm giỏi lắm cũng chỉ đủ ăn, còn vợ con nữa chứ. Đang loay hoay chợt có người bà con nói dạo này trứng gà Trung Quốc không rõ nguồn gốc tràn lan, người tiêu dùng không an tâm. Từ đó mình nảy ra ý định sao không sản xuất trứng vịt để thay trứng gà ngoại đang xuống cấp trên thị trường.

Nghĩ là làm. Sau mấy tháng lần mò tìm hiểu, anh Tuấn đã gầy được đàn vịt đẻ hơn tám trăm con. Theo anh thì để gây dựng được đàn vịt đẻ này cũng tốn khá nhiều công sức và tiền bạc bởi khâu chọn con giống tốt, đẻ khỏe, đều là vô cùng khó khăn. Ban đầu anh nuôi gần 2 ngàn con vịt con sau đó chọn ra những con vịt mái giữ lại nuôi tiếp, được khoảng 1 năm thì lứa vịt này bắt đầu đẻ. Thời gian đầu chúng cho trứng không đều có hôm chỉ được khoảng chưa đầy trăm trứng. Chất lượng kém, quả to nhỏ khác nhau. Tuy nhiên nhờ tìm hiểu cẩn thận nên anh đã biết khắc phục bằng cách tăng cường các loại thức ăn mà vịt ưa thích để chúng có thể đẻ tốt. Đó là các loại lúa đem trộn với cám cùng ốc đồng đập nhỏ. Với nguồn thức ăn như vậy sau một thời gian đàn vịt bắt đầu đẻ đều và trứng cũng to hơn, cá biệt có ngày chúng đẻ được 700 trứng.

Tuy vậy anh bảo ban đầu cũng bị lỗ một đợt do chưa có kinh nghiệm nuôi nên vịt bị dịch bệnh và chết. Mà giống này cũng lạ, không bệnh thì thôi chứ bệnh là chết hàng loạt không sao cứu chữa kịp. Qua một đêm phải đem chôn hết, nhìn mà rớt nước mắt.

Không nản chí anh lại dồn vốn liếng vào nuôi tiếp, kinh nghiệm lần này của anh là phải chia nhỏ đàn vịt thành nhiều đàn. Mỗi đàn anh đào 1 ao để chúng bơi và tắm vì vịt đẻ là loại ưa bơi lội và cũng để tăng thêm dinh dưỡng khi chúng ăn những sinh vật nhỏ ở ao. Các ao cách ly với nhau nhưng luôn luôn thay nước nhờ đường dẫn từ con sông bên kia đê. Ngoài ra hệ thống chuồng cũng khá kiên cố và thoáng mát.

Ước tính với đàn vịt của mình hiện nay một ngày anh thu hoạch được khoảng 600 trứng. Trừ chi phí anh cũng lãi 400 ngàn/ngày. Một năm 1 con vịt của anh đẻ được hơn 200 ngày.

Nhìn tôi anh tâm sự một bí quyết: Cách đây hơn 3 tháng anh bắt đầu hãm không cho chúng đẻ nữa bằng cách rút bớt khẩu phần ăn. Tháng này lại bắt đầu tăng tốc trở lại cho chúng đẻ vì gần Tết rồi nhu cầu tăng lắm. Nhiều lúc không đủ trứng cung cấp cho thị trường. Ước tính từ nay đến Tết anh Tuấn có thể thu được hơn 1 trăm triệu nhờ đàn vịt đẻ của mình.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm