| Hotline: 0983.970.780

Trình diễn một số giống táo mới

Thứ Tư 18/12/2019 , 13:15 (GMT+7)

Thời gian tiến hành từ tháng 7/2017 - 12/2019. Diện tích thử nghiệm 6ha. Lượng giống đưa vào trồng 3.600 cây Đại táo 15 và VC01.

Mô hình trồng giống táo CV01 tại xã Hát Lót (Mai Sơn, Sơn La).

Vừa qua, Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm phối hợp với Sở KH-CN Sơn La tổ chức hội nghị đánh giá mô hình trồng thử nghiệm một số giống táo mới, trên địa bàn các huyện Mai Sơn, Mường La và Sông Mã. Đối chứng (đ/c) là giống táo Đào vàng và táo chua địa phương.

Kết quả sau 2 năm đưa vào trồng, tại các điểm trình diễn trên địa bàn, giống Đại táo 15 và VC01 đều cho các chỉ số theo dõi vượt trội so với đối chứng. Cụ thể ở tuổi 2, các giống táo nói trên đã đạt chiều cao cây trung bình 1,7-2,2m, đường kính gốc 4-5cm, đường kính tán 2,5-3m, thời gian cho thu hoạch quả từ 20/1-25/2, năng suất đạt 7-8 tấn quả/ha.

Các chỉ số tương ứng trên các giống đối chứng là, chiều cao cây 1,1-1,2m, đường kính gốc 2-3cm, đường kính tán 1,9-2,2m, thời gian cho thu hoạch từ 10-15/11, năng suất trung bình chỉ được 4-5 tấn quả/ha.

 Qua đó có thể khẳng định, các giống táo mới thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu địa phương, phát huy được đầy đủ các đặc tính ưu tú của giống, cây sinh trưởng phát triển khoẻ, phân cành khá, chất lượng quả ngon, năng suất quả cao, chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận.

Tham quan mô hình trồng thử nghiệm giống táo mới tại xã Mường Bú (Mường La) chúng tôi đã ghi nhận: Hộ Nguyễn Thị Huyền trồng 600 cây Đại táo 15 và VC01 (300 cây cho mỗi giống), ngay từ năm trồng đầu tiên (2018) đã cho thu hoạch quân bình 20-30kg quả/cây, năng suất đạt 8,5-9 tấn quả/ha, doanh thu 180-200 triệu đồng, trừ hết chi phí vật tư còn lãi 150-160 triệu đồng/ha.

Đặc biệt các giống táo mới này đều cho quả khá to, khối lượng trung bình/quả từ 80-100gram (8-10 quả/kg), khi chín vỏ quả chuyển màu vàng sáng, ăn giòn ngọt mát, cùi dầy, hạt nhỏ, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Dự kiến năm 2019 chị Huyền sẽ thu hoạch được 10-12 quả/ha, doanh thu 300-350 triệu đồng, lãi 220-230 triệu đồng/ha.

“Ưu điểm nổi bật của giống Đại táo 15 và CV01 là, quả chín tập trung xung quanh tết Nguyên đán, nên thường bán được giá cao (30-35 nghìn đồng/kg tại vườn). Sang năm 2020 tôi sẽ đốn toàn bộ 2ha táo chua chuyển sang ghép cải tạo bằng các giống táo mới nêu trên”, chị Huyền cho biết.

Bị thuyết phục bởi hiệu quả đạt được từ trồng thử nghiệm giống táo mới, ngay từ đầu năm 2019, anh Nguyễn Đình Hướng (cùng xã Mường Bú) đã tiến hành ghép cải tạo lại 3ha táo chua bằng các giống Đại táo 15 và CV01. Theo đó, dịp Tết này, anh Hướng sẽ có khoảng 30 tấn quả Đại táo 15 và CV01 cung ứng ra thị trường, doanh thu đạt ngót 1 tỷ đồng.

 

Được biết gia đình anh Hướng chuyên canh táo từ năm 1994, diện tích trồng thường xuyên gần 2ha, chủ yếu là giống táo Gia Lộc và H32. Các loại táo này ra hoa nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả thấp, quả nhỏ (40-50 quả/kg), chất lượng kém (vừa chua vừa chát), lại cho thu hoạch từ tháng 11, nên rất khó bán, thu nhập chỉ đạt 40-50 triệu đồng/ha.

Kết luận hội nghị, ông Phạm Quang An, Giám đốc Sở KHCN Sơn La cho rằng: Thành công trồng thử nghiệm 2 giống táo mới tại địa phương đã mở ra cơ hội xoá đói, giảm nghèo bền vững cho bà con. Đề nghị Viện CLT-CTP tiếp tục hỗ trợ các nhà nông mở rộng mô hình ra nhiều xã khác...

“Nhà nông nên làm nhà màn bao phủ cho vườn cây để tránh ruồi vàng hại quả. Hai giống táo này rất sai quả, phải cắm cọc đỡ cho các cành quả để không bị đổ gẫy, tưới đủ nước để cây sinh trưởng phát triển tốt, quả lớn nhanh, không héo rụng...”, TS. Đoàn Xuân Cảnh, Phó Viện trưởng viện CLT-CTP) lưu ý.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm