| Hotline: 0983.970.780

Trịnh Xuân Thanh tiếp tục bị đề nghị tù chung thân

Thứ Năm 25/01/2018 , 17:18 (GMT+7)

 Sau khi luận tội các bị cáo, Viện KSND Hà Nội đề nghị phạt Trịnh Xuân Thanh tù chung thân tội Tham ô tài sản

Trịnh Xuân Thanh tiếp tục bị đề nghị chung thân tội Tham ô tài sản

Ngày 25/1, TAND TP Hà Nội đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh và 7 bị cáo khác (trong đó có Đinh Mạnh Thắng, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà, em trai ông Đinh La Thăng) ra xét xử về tội Tham ô tài sản xảy ra tại Công ty CP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land).  Sau khi luận tội các bị cáo, Viện KSND Hà Nội đề nghị phạt Trịnh Xuân Thanh tù chung thân tội Tham ô tài sản.

Tại bản luận tội, đại diện Viện KSND Hà Nội khẳng định có đủ căn cứ xác định các bị cáo Trịnh Xuân Thanh cùng các đồng phạm đã có sự móc nối, chỉ đạo và thông đồng để chuyển nhượng thấp hơn giá trị đặt cọc với số tiền 87 tỉ đồng. 49 tỷ đồng trong số tiền chênh lệch này, các bị cáo đã chia nhau chiếm đoạt. Trong đó, Trịnh Xuân Thanh được 14 tỷ đồng; Đinh Mạnh Thắng chiếm 5 tỷ đồng; Đào Duy Phong 8 tỷ đồng; Nguyễn Ngọc Sinh 2 tỷ đồng; Đặng Sỹ Hùng 20 tỷ đồng.

Theo đại diện Viện KS, có đủ căn cứ kết luận Trịnh Xuân Thanh là người quyết định và chỉ đạo  việc chuyển nhượng hơn 12 triệu cổ phần của PVP Land cho công ty CP Dịch vụ xuyên Thái Bình Dương với giá tương đương 34 triệu đồng/m2, thấp hơn giá trị thực của dự án với mục đích chiếm đoạt tiền chênh lệch. Bị cáo đã được hưởng 14 tỷ đồng từ số tiền này.

Đối với bị cáo Đinh Mạnh Thắng, tại phiên toà cũng như quá trình điều tra, bị cáo thừa nhận có hành vi được Thái Kiều Hương nhờ tác động đến Trịnh Xuân Thanh, là người quyết định cho phép chuyển nhượng cổ phần. Do đó, bị cáo đã được nhận được từ Hương 5 tỷ đồng.

Thắng khai không biết tiền được hưởng từ chênh lệch chuyển nhượng cổ phần, nhưng căn cứ lời khai của bị cáo Thái Kiều Hương, Đào Duy Phong và các tài liệu khác có trong hồ sơ, có đủ căn cứ kết luận Đinh Mạnh Thắng biết tiền nhận được là chênh lệch giá, từ việc cho phép PVP Land ký hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá thực tế.

Với 6 bị cáo còn lại, đại diện VKS cho rằng, có đủ cơ sở kết luận hành vi phạm tội như bản cáo trạng truy tố.

Đại diện Viện KSND Hà Nội cũng cho rằng, hành vi  phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến số tiền đặc biệt lớn của nhà nước, làm dự án Nam Đàn Plaza bị đình trệ, từ năm 2010 đến nay không triển khai được, gây lãng phí, tạo dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân.

Các bị cáo là những cán bộ đã trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, vì tư lợi bản thân đã không vượt qua được cám dỗ về vật chất, đã tham ô tài sản Nhà nước.

Việc làm của các bị cáo cho thấy một phần tệ nạn tham nhũng, hậu quả không chỉ gây thiệt hại lớn cho Nhà nước mà còn tạo ra tác động xấu về an ninh, trật tự, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân, việc đưa các bị cáo ra xét xử nhằm củng cố niềm tin của nhân dân.

Viện KSND TP Hà Nội đề nghị xử phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh mức án tù chung thân. Phạt Đinh Mạnh Thắng 11-12 năm tù; Đào Duy Phong 17-18 năm tù; Nguyễn Ngọc Sinh 14-15 năm tù; Thái Kiều Hương 11-12 năm tù; Lê Hòa Bình 9-10 năm tù; Nguyễn Thị Kim Thoa 8-9 năm tù; Huỳnh Nguyễn Quốc Duy 11-12 năm tù...

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm