| Hotline: 0983.970.780

Trợ cấp lương thực, thực phẩm- lựa chọn rủi ro?

Thứ Sáu 17/06/2022 , 09:50 (GMT+7)

Giá lương thực tăng cao cộng thêm vấn đề biến đổi khí hậu và mất mùa ở nhiều vùng sản xuất nông nghiệp khiến nhiều quốc gia có nguy cơ lâm vào bất ổn.

Người dân ở Turkana (Kenya) đào giếng giữa dòng sông trơ đáy để tìm kiếm nước uống hồi tháng 11 năm 2021. Ảnh: Water Peace and Security

Người dân ở Turkana (Kenya) đào giếng giữa dòng sông trơ đáy để tìm kiếm nước uống hồi tháng 11 năm 2021. Ảnh: Water Peace and Security

Theo ước tính của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), vào cuối năm nay thế giới sẽ có thêm khoảng 6 triệu người bị thiếu đói nghiêm trọng.

Tính đến thời điểm này, vùng Sừng phía Đông của châu Phi đã trải qua bốn mùa hạn hán, tình hình càng trầm trọng hơn bởi hiện tượng La Niña, thiếu nước và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khiến cho năng suất cây trồng giảm mạnh.

Tại Nam Sudan, lũ lụt kéo dài 3 năm qua đã làm sụt giảm diện tích đất nông nghiệp và làm chết nhiều gia súc, gia cầm. “Thiên tai cũng đã tạo ra một tình huống nguy cấp ảnh hưởng đến sinh kế của người nông dân. Ước tính hơn một nửa dân số Nam Sudan, tương đương 63% - có khả năng sẽ phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực”, theo WFP.

Giới phân tích nhận định, hoạt động xuất khẩu sụt giảm và giá lương thực tăng cao kể từ khi nổ ra xung đột ở Ukraine đã làm trầm trọng thêm tình trạng vốn đã căng thẳng này ở nhiều nền kinh tế thế giới. Đặc biệt tại châu Phi, Trung Đông và Bắc Phi ước tính “cứ ba chiếc bánh mì thì có một chiếc được trồng ở Ukraine”.

Sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu lương thực của Ukraine và Nga thậm chí còn tác động mạnh hơn ở một số quốc gia, với trên 85% lúa mì của Ai Cập là có nguồn gốc từ hai quốc gia này. Do đó, tác động của chiến tranh sẽ làm gia tăng rủi ro ở các khu vực vốn đã phải vật lộn với an ninh nguồn nước, an ninh lương thực - thực phẩm, và đặc biệt là khi các kho dự trữ lương thực hiện có ngày càng cạn kiệt.

Tình trạng mất an ninh lương thực và giá cả tăng cao đang có nguy cơ gia tăng thêm bất ổn dân sự tại nhiều quốc gia trên thế giới.  Ảnh: ERN

Tình trạng mất an ninh lương thực và giá cả tăng cao đang có nguy cơ gia tăng thêm bất ổn dân sự tại nhiều quốc gia trên thế giới.  Ảnh: ERN

Dự báo tình trạng mất an ninh lương thực này dẫn đến nguy cơ xảy ra nạn đói lan rộng và có thể ảnh hưởng sâu rộng đến sự ổn định của nhiều quốc gia. Tình trạng mất an ninh lương thực có thể kết hợp với các yếu tố khác, như lòng tin vào chính phủ và những căng thẳng hiện nay có nguy cơ gây ra các phản ứng dây chuyền như nạn di cư tự do, biểu tình và thậm chí nghiêm trọng hơn là bạo lực.

Những hành vi như vậy có thể làm suy yếu và lung lay nhiều chính phủ và sự bất ổn này có thể lan rộng xuyên biên giới. Minh chứng cụ thể nhất là vào năm 2018 ở Sudan, chính sách cắt giảm trợ cấp lương thực bất ngờ đã khiến giá cả tăng gấp ba lần chỉ sau một đêm.

Tình hình hiện nay, cùng với những lo ngại về giá nhiên liệu và những bất ổn khác, cũng đang làm dấy lên những mối quan ngại mới, như biểu tình chống chính phủ, xung đột, bạo loạn do giá cả và lạm phát tăng cao đánh thẳng vào túi tiền của người dân đang phải vật lộn chống chọi…

Tuy nhiên, theo giới quan sát với việc một số chính phủ (Ai Cập và Iran) thời gian gần đây đã áp dụng chính sách trợ cấp lương thực để “hạ nhiệt” khủng hoảng giá nhằm giảm áp lực cho người tiêu dùng trong nước cũng vô hình trung tạo ra “nguy cơ” khác cho chính họ.

Lý do là việc duy trì các khoản trợ cấp như vậy là rất tốn kém và tạo ra gánh nặng tài chính cao cho các chính phủ. Gánh nặng này có thể đồng nghĩa với việc họ sẽ bắt buộc phải từ bỏ các khoản đầu tư dài hạn khác, như các chương trình xã hội, cơ sở hạ tầng và các kế hoạch cải thiện quản lý nước cần thiết để xây dựng khả năng chống chịu với các cú sốc liên quan đến nguồn nước và lương thực- thực phẩm.

Ngoài ra những lựa chọn như thế này cũng có thể làm tăng tính dễ bị tổn thương trước những thay đổi của thị trường thực phẩm toàn cầu trong tương lai. Do đó, các chính phủ buộc phải đối mặt với “sự lựa chọn khó khăn” là có nên trợ cấp lương thực để giảm bớt một số tác động tức thời của giá cả và giảm bớt những phản ứng tiềm tàng của người dân hay là nên chuẩn bị cho một tương lai sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi biến đổi khí hậu và các biến cố quốc tế?

(EuroNews)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất