| Hotline: 0983.970.780

Trò chuyện với Bí thư Tỉnh uỷ

Chủ Nhật 30/01/2011 , 08:18 (GMT+7)

Những ngày áp Tết Nguyên đán Tân Mão, Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Mai Văn Ninh có nhiều chuyến công tác lên huyện miền núi để nắm bắt tình hình chuẩn bị đón Tết của bà con. Có lẽ thế nên dù được ông hẹn vào cuối giờ chiều sẽ gặp nhau nhưng mãi hơn 8 giờ tối ngày cuối năm, chúng tôi mới có thể trò chuyện với ông.

Ông Mai Văn Ninh
Những ngày áp Tết Nguyên đán Tân Mão, Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Mai Văn Ninh có nhiều chuyến công tác lên huyện miền núi để nắm bắt tình hình chuẩn bị đón Tết của bà con. Có lẽ thế nên dù được ông hẹn vào cuối giờ chiều sẽ gặp nhau nhưng mãi hơn 8 giờ tối ngày cuối năm, chúng tôi mới có thể trò chuyện  với ông. Vậy nhưng, cuộc trò chuyện đó vẫn bị ngắt quãng bởi nhiều cuộc điện thoại gọi đến.

Ông phân trần: “Rất nhiều ý kiến tâm huyết của cán bộ, đảng viên và người dân quan tâm đến tình hình của tỉnh, phải biết lắng nghe và trao đổi cùng họ. Bởi trong đó, không ít ý kiến tâm huyết, gợi mở nhiều vấn đề trong công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh”. Câu chuyện giữa PV NNVN và Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá cứ thế được bắt đầu.

Thưa ông, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII thông qua thể hiện rõ quyết tâm: “Sớm đưa thanh Thanh Hoá ra khỏi tỉnh nghèo, kém phát triển để đến năm 2020 trở thành một trong những tỉnh tiên tiến. Vậy những bước đi sắp tới được hoạch định như thế nào?

Những mục tiêu, đường hướng mà Thanh Hóa đưa ra đã được cân đo, đong đếm từ thực tiễn và tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân cũng như nhìn vào tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Vấn đề là chúng tôi phải tranh thủ sự ủng hộ của TW và sự đồng thuận của nhân dân để sớm thúc đẩy thành công 5 chương trình trọng tâm về phát triển kinh tế. Trong 5 chương trình đó, tỉnh xác định có 3 nội dung làm khâu đột phá. Cụ thể là tập trung cao độ cho KKT Nghi Sơn. Hạt nhân Cảng nước sâu Nghi Sơn và DA lọc hoá dầu. DA lọc hoá dầu đến nay phần GPMB đã xong. Nếu không có gì thay đổi thì tháng 4/2011 sẽ khởi công. Đây là DA lớn với số vốn trên 5 tỷ USD.

Nếu DA thực hiện được đúng kế hoạch sẽ tạo động lực kích cầu cả một vùng Nam Thanh và Bắc Nghệ phát triển mạnh. Tỉnh đang đầu tư cảng chuyên dùng NM nhiệt điện Nghi Sơn, cảng xuất sản phẩm của lọc hoá dầu Nghi Sơn. Vấn đề hiện nay là ưu tiên đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, xúc tiến mạnh mẽ việc thu hút đầu tư để KKT Nghi Sơn thực sự trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh và trọng điểm phát triển của vùng. Tổng vốn đăng ký đầu tư tại Nghi Sơn đến thời điểm này đạt 10 tỷ USD,  và đã thực hiện được 2 tỷ USD ở các DA. Chính nhờ môi trường đầu tư ở đây luôn được cải thiện nên đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào hợp tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Cô-Oét.

Vậy nông nghiệp - nông thôn đứng ở đâu trong mục tiêu phát triển của tỉnh, thưa ông?

Thanh Hoá là tỉnh đông dân cư với 3,7 triệu người; có tiềm năng về đất đai, rừng núi, biển đảo. Nhiều năm qua, tỉnh tập trung đầu tư phát triển kinh tế, khuyến khích đẩy mạnh áp dụng KH-KT, nhờ vậy đã đảm bảo tốt ANLT với tổng sản lượng đạt 1,6 triệu tấn. Nét nổi bật trong SX nông nghiệp là chúng tôi đã có chính sách để phát triển các vùng sản xuất lúa lai (hiện đã đáp ứng được 30- 40% lượng giống lúa lai mỗi năm -PV). Nhiều chính sách khác như nạc hoá đàn bò, đàn lợn hay xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng, hiệu quả cao nên đã tạo ra bước chuyển dịch mạnh mẽ.

Trong sản xuất, tiêu thụ nông sản hiện có rất nhiều vấn đề bất cập, nhất là việc quy hoạch, phát triển nguyên liệu gắn với NM. Thanh Hoá đã và sẽ giải quyết vấn đề này ra sao?

Bài toán tiêu thụ sản phẩm là điều mà tôi và tập thể lãnh đạo luôn trăn trở.  Sản phẩm làm ra mà không tiêu thụ được, hay tiêu thụ một cách bấp bênh thì không chỉ có người dân thiệt thòi mà ngay bản thân chúng tôi đứng ngồi cũng không yên. Xác định được như vậy nên tỉnh đã chủ động xây dựng các phương án để mỗi vùng miền trong tỉnh, người dân và các NM phát huy được tiềm năng và thế mạnh vốn có của tự nhiên. Đơn cử, hiếm có một tỉnh nào mà có một vùng nguyên liệu mía đường rộng lớn được quy hoạch bài bản như Thanh Hoá với tổng diện tích 30.000ha cho cả 3NM đường. 

Đồng thời tỉnh quy hoạch phát triển 25 ngàn ha cao su gắn với NM chế biến đặt tại huyện Cẩm Thuỷ. Hiện diện tích cao su cho khai thác là 12 ngàn ha. Tỉnh cũng quy hoạch và phục hồi 80 ngàn ha rừng luồng, trồng cây gỗ lớn gắn với NM chế biến giấy Châu Lộc ở Hậu Lộc phục vụ công suất 60 ngàn tấn/năm. Làm tốt quy hoạch vùng nguyên liệu để các NM được chủ động sản xuất, người dân yên tâm khi được NM đầu tư và bao tiêu sản phẩm.  Và chính sự sôi động này đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn ở trong và ngoài tỉnh có thu nhập ổn định.

Trong 5 năm tới, tỉnh sẽ tiếp tục có nhiều chính sách để xây dựng nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao để tạo giá trị gia tăng và khối lượng hàng hoá lớn; khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề trong nông thôn, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất để sản xuất lớn. Xúc tiến nhanh việc xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí Chính phủ quy định.

“Thượng du thắng là Thanh Hoá thắng”- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh như vậy khi Người về thăm tỉnh Thanh. Vậy, những năm qua Thanh Hóa đã thực hiện đường hướng này như thế nào?

Chúng tôi đã huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng KT- XH; tạo điều kiện cho các huyện miền Tây của tỉnh khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển, đi lên. Mười năm qua, tỉnh có hẳn 2 chương trình đầu tư để phát triển KT- XH vùng này. Tổng vốn đầu tư vào khu vực miền núi hằng năm chiếm 52% vốn đầu tư toàn tỉnh. Các chương trình đầu tư của Chính phủ như chương trình 134, 135, 30a, 167 đều phát huy hiệu quả. Thực tế đồng bào miền núi Thanh Hoá còn có không ít khó khăn, vất vả song cũng phải nhìn nhận thực tế là đời sống văn hoá, tinh thần, vật chất đều đã được nâng lên. Bộ mặt nông thôn có bước chuyển biến khá, các tệ nạn xã hội dần được đẩy lùi; chính sách ưu tiên con em miền núi, vùng đồng bào dân tộc được thực hiện một cách công bằng để khích lệ con em vừa theo học, vừa lao động sản xuất.  

Nguồn nhân lực là yếu tố tiên quyết cho mọi thành công. Vấn đề này được ông nhìn nhận thế nào với vai trò người giữ cương vị đứng đầu tỉnh?

Thanh Hoá đang đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư để sớm khởi công xây dựng sân bay dân dụng. Hoàn chỉnh quy hoạch, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp thu hút các nhà đầu tư xây dựng cảng tổng hợp; đồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các bến cảng chuyên dụng để sớm hoàn chỉnh cụm cảng Nghi Sơn; đến năm 2013 hoàn thành cảng phục vụ dự án Lọc hóa dầu; giai đoạn 2011 - 2015 xây dựng thêm 16 bến cảng, trong đó có 2 bến container, nâng công suất thông qua cảng lên 23 triệu tấn/năm; Nâng cấp, mở rộng cảng Lễ Môn, cảng Lạch Hới, cảng du lịch Hàm Rồng; triển khai xây dựng cảng Quảng Châu; nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng Nẹ, cảng trung chuyển nước sâu tại đảo Mê. Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc qua địa bàn tỉnh, kênh Bắc hồ Cửa Đạt.

Chúng ta đã có sự thống nhất cao khi chọn công tác cán bộ làm khâu đột phá cho cả nhiệm kỳ. Trong công tác cán bộ, ổn định và phát triển là hai mặt phải đồng thời quan tâm giải quyết. Ổn định nhưng không trì trệ. Phát triển nhưng không tạo hẫng hụt, xáo trộn. Trong những vấn đề khó, vai trò của cán bộ càng quan trọng. Thế nhưng cái khó là làm thế nào để tìm ra những người giỏi để đặt vào vị trí lãnh đạo. Muốn tìm ra được những người giỏi đó phải có cơ chế để tuyển lựa, sàng lọc nhưng vẫn đảm bảo khoa học, dân chủ và khách quan. Tất nhiên là chúng ta không thể cầu toàn quá, song cũng không được làm qua loa đại khái trong công tác cán bộ. Chúng tôi xác định, quan trọng là cố gắng phát huy được mặt tốt trong từng người, và khi ai cũng phát huy mặt tốt thì có nghĩa cả tập thể sẽ phát huy được toàn mặt mạnh.

Mỗi cán bộ phải thực sự nổi trội trước nhân dân. Có như vậy mới tập hợp được sức mạnh xã hội nhằm thực hiện được những quyết sách lớn.

Đó là về những vị trí chủ chốt, còn lực lượng lao động thì sao, thưa ông? Xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, bà con ta vốn đã quen với “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, vậy liệu họ có  đáp đáp ứng được với yêu cầu mới, đơn cử như tham gia vào hoạt động sản xuất trong các KCN trọng điểm như KKT Nghi Sơn, KCN Bỉm Sơn, KCN Lam Sơn…?

Về đội ngũ lao động, chúng tôi xác định cần đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng GD- ĐT. Trước mắt, tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành: lọc hóa dầu, sản xuất thép, quản lý và vận hành các NM nhiệt điện, thuỷ điện, sản xuất lắp ráp linh kiện thiết bị điện tử, sản xuất phần mềm, tự động hóa...Tỉnh  đã chỉ đạo cho ngành giáo dục và các trường đào tạo trên địa bàn xúc tiến các chương trình giảng dạy để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới sát với tình hình thực tế ở địa phương. Ở KKT Nghi Sơn có trường nghề sẽ đào tạo các chuyên ngành như trên. Ở KCN Lam Sơn sẽ có trường cao đẳng nghề Lam Kinh ưu tiên đào tạo nghề cho nông dân. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các trường ĐH, CĐ, THCN, dạy nghề khác cũng sẽ tham gia vào công tác này một cách tích cực. Qua đó sẽ tạo ra được một lực lượng lao động đủ khả năng phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH.

 Ông dự cảm gì về mùa xuân Tân Mão 2011 này?

Tôi tin tưởng xuân này sẽ có thêm nhiều niềm vui đến với Đảng ta, với dân tộc và đất nước ta. Đất nước đã qua thời kỳ khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng, suy giảm kinh tế. Nền kinh tế từng bước phục hồi. Kinh tế vĩ mô ổn định. An sinh xã hội từng bước được bảo đảm. Điều đó sẽ tạo đà cho những bước tiến sắp tới - tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Thanh Hoá cũng vậy, sẽ phát triển bền vững vì lộ trình các bước đi đã rất rõ ràng và đúng hướng.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm