| Hotline: 0983.970.780

Trò chuyện với… bò

Thứ Năm 02/12/2010 , 09:51 (GMT+7)

Đang trên đường tới quán bia hơi Năm Hèo, Ba Toác bỗng trông thấy cái dáng đi có vẻ không bình thường của Tám Kèo. Một điều kỳ lạ nữa là Tám Kèo miệng thì ngậm sợi cỏ, còn tay lại cầm quyển sách, như kiểu vừa đi vừa nghiền ngẫm vậy. Ba Toác liền rảo chân cho kịp, vỗ cái bộp vào vai Tám Kèo:

- Ngạc nhiên quá cỡ đấy, bác Tám. Lần đầu tiên tui thấy bác Tám cầm cuốn sách.

- Nếu tui nói chuyện này ra, có dễ chú Ba ngất xỉu.

- Thì nói đi!

- Đâu có dễ vậy. À, chú tính tới đâu?

- Tất nhiên là ra quán Năm Hèo, chứ đâu?

- Vậy chú đi đi. Tui có việc của tui.

- Thôi, bác Tám. Vô quán Năm Hèo. Tui mời…

Hai vại bia màu hổ phách tràn bọt, cụng đánh “cốp”. Ba Toác quệt tay qua mép:

- Nào, cha nội. Nói đại đi.

- Thế chú có biết tui vừa trò chuyện với ai hôn?

- Sao biết được? Biết, đã hổng phải hỏi.

- Tui vừa phỏng vấn ngài bò.

- Ngài chi?

- Ngài bò. Mà ta vẫn nôm na gọi là… con bò.

- Con bò? Sao bác Tám lại gọi là… ngài bò?

- Vì nó khôn hơn tui, hơn chú. Nói chung, nó khôn hơn con người, chứ sao?

- Chèng đéc ơi! Tự thủa ba sinh má đẻ tới giờ, tui mới được nghe con bò là… ngài bò.

- Đó! Tui đoán hổng lầm, thì chú đang nghĩ tui cà trớn. Nhưng để tui kể cho nghe, khiến chú phải tâm phục khẩu phục.

- Kể liền đi. Sốt ruột thấy mồ.

- Dễ ợt. Nhưng… cụng đã.

- Đúng là cái trò Tám Kèo. Thêm bia đi bay!

- Vậy kể nè! Tui đang lơ vơ trên đồng, bỗng nghe có tiếng nói: “Chà bác Tám Kèo! Bác có điều chi chỉ giáo?”. Tui giật mình quay lại và càng sửng sốt hơn, khi đó là tiếng nói của chú bò. Chú bò nhe răng cười: “Tui nghĩ mà thương cho loài người. Nhất là cái sự nhầm lẫn, rằng họ là loài thông minh nhứt”.

Tui giật mình lần nữa. Quả thật là hổng còn dám coi thường chú bò, vội chắp tay: “Vậy, xin ngài bò chỉ giáo, con người còn chưa thông minh ở điểm nào?”. Chú bò lại nhe răng, đầu lắc lắc: “Rất đơn giản. Loài vật chúng tui, đấu tranh sinh tồn, là để làm cân bằng sinh thái. Tỉ dụ như con hổ, con báo săn con hươu, con nai, thì phải thiệt khỏe, thiệt lẹ. Con hươu, con nai nào hổng khỏe, hổng nhanh, ắt bị tiêu diệt. Vậy con hổ, con báo đã loại được các con vật yếu kém, vô tình giữ lại các con khỏe mạnh, lanh lẹ.

Cá lớn nuốt cá bé. Cá bé nuốt cá bé hơn. Cá bé hơn ăn các vật phù du. Cá chết, có loài cá chuyên ăn xác chết. Con thú chết, lại có loài chim chuyên ăn xác thúi. Ấy là sự đấu tranh để luôn giữ cho sinh thái cân bằng.

Còn loài người thì sao? Phá rừng đầu nguồn, làm thủng tầng ô-zôn, khai thác tài nguyên cạn kiệt, làm ô nhiễm các dòng sông. Ô nhiễm biển cả… Vậy, con người đấu tranh sinh tồn để… làm mất cân bằng sinh thái, hủy hoại sinh thái, thử hỏi, cứ tình trạng này, con người sẽ tồn tại vĩnh hằng, hay loài cây, loài thú sẽ tồn tại vĩnh hằng?.

 Tui nghe xong, thấy mặt mũi nóng bừng bừng, vội chắp tay, mà rằng: “Một buổi nói chuyện rất chi là bổ ích. Từ nay, tui sẽ gọi bò là ngài. Xin phép ngài bò!”.

- Chui cha! Bác Tám bịa ra câu chuyện đó, tui biết mà. Nhưng có lý! Chỉ có điều cái lý ấy, nghe nó… cà trớn quá!

- Tui biết, thế nào chú cũng nghĩ vậy. Nhưng hổng cà trớn, sao moi được… bia của chú?

- Chính xác đó. Nào, ta cụng, để cùng khôn như… bò.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm