| Hotline: 0983.970.780

Trở lại 734

Thứ Tư 16/11/2011 , 10:06 (GMT+7)

Trở lại địa bàn Cty TNHH MTV Cà phê 734 đứng chân (xã Đăk Mar- Đăk Hà- Kon Tum), chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng đất này...

Trở lại địa bàn Cty TNHH MTV Cà phê 734 đứng chân (xã Đăk Mar- Đăk Hà- Kon Tum), chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng đất này. Hai bên đường, phía sau những ngôi nhà đã xây dựng kiên cố là những lô cà phê trĩu quả. Anh Cao Trọng Tuân, Chủ tịch HĐTV Cty TNHH MTV Cà phê 734, người gắn bó với Cty từ những ngày thành lập bồi hồi nhớ lại.

Ngày 4/10/1988, Nông trường Cà phê Đăk Uy IV (nay là Cty TNHH MTV Cà phê 734) được thành lập trên cơ sở chia tách từ Nông trường Cà phê Đăk Uy III. Những ngày đầu mới thành lập khó khăn, thiếu thốn vô cùng, cơ sở vật chất của Nông trường hầu như không có gì, tiếp nhận được 621 ha cà phê thì ngay sau đó đã phải thanh lý 221 ha do trước đây trồng thiếu quy hoạch, không có nguồn nước để tưới.

Đời sống của công nhân khó khăn, lòng người ly tán, một số người không trụ nổi đã bỏ Nông trường đi nơi khác sinh sống. Nhưng bằng quyết tâm vượt khó, vượt khổ, tập thể CBCNV Nông trường đã vượt qua khó khăn trở ngại, xây dựng cơ quan từng bước trưởng thành.

Ông Nguyễn Văn Bể, Giám đốc Cty TNHH MTV Cà phê 734 cho biết: Hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị gắn chặt với việc thâm canh cây cà phê và trồng lúa nước 2 vụ. Hiện Cty đang quản lý hơn 1.053 ha cà phê đã đưa vào kinh doanh, năng suất bình quân đạt 3,2 tấn nhân/ha và 245 ha lúa nước cấy 2 vụ, với sản lượng 2.100 tấn lúa khô/năm. Năm 2010, Cty thu về 10.961 tấn cà phê quả tươi và 2.000 tấn lúa. Tổng doanh thu 56,2 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 2 tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước 2,4 tỷ đồng.

Để đạt được những thành quả trên, Cty đã tích cực đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, chú trọng đầu tư, thâm canh cây cà phê, lúa. Đồng thời công tác giao khoán được bàn bạc dân chủ, công khai, đảm bảo hài hòa lợi ích. Trong đó, lợi ích của người lao động được doanh nghiệp coi trọng hàng đầu. Vì vậy, 878 hộ công nhân ở đây tin tưởng gắn bó với vườn cây, đồng ruộng, tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất, tăng thu nhập.

Đến nay, công nhân Cty TNHH MTV Cà phê 734 không có hộ đói nghèo, số hộ giàu, khá chiếm 70%. 100% số hộ có nhà xây kiên cố và mua sắm được các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền. Trước giải phóng, xã Đăk Mar là một vùng rừng âm u, bà con vùng đồng bào dân tộc tại chỗ đời sống còn gặp nhiều khó khăn, chỉ dựa vào rừng và đốt nương làm rẫy. Đóng chân trên địa bàn, Cty đã tạo dựng mô hình trồng cây cà phê cho bà con. Nhờ kiên trì vận động, bà con dần dần biết cách trồng cây cà phê, biến giãn dân, tách hộ làm vườn…

Cty còn tạo điều kiện cho bà con dân tộc nơi đây vay vốn không tính lãi suất, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy nhiều hộ gia đình đồng bào đã ổn định đời sống, cùng với Cty giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm