| Hotline: 0983.970.780

Trở lại bài “Nguy cơ lặp lại vụ phá rừng Kẻ Gỗ”: Sở NN-PTNT Hà Tĩnh "tiền hậu bất nhất"

Thứ Tư 21/04/2010 , 10:51 (GMT+7)

Như NNVN đã phản ánh, tỉnh Hà Tĩnh đang dự định thu hồi hàng ngàn ha rừng tự nhiên đầu nguồn của BQL RPH Ngàn Sâu giao cho một số tổ chức trồng rừng nguyên liệu, có nguy cơ đe dọa rừng phòng hộ đầu nguồn. BQL RPH Ngàn Sâu nói gì về việc này?

Tiếp xúc với những người đang làm việc tại BQL RPH Ngàn Sâu (Hương Khê), họ đều cho rằng việc tỉnh Hà Tĩnh ra thông báo thu hồi một số diện tích rừng và đất rừng do đơn vị đang quản lý khá hiệu quả trong đó có rất nhiều lô, khoảnh rừng tự nhiên còn trữ lượng gỗ đạt từ 80- 100m3/ha, có những khoảnh trữ lượng lên tới 114m3/ha để chuyển sang trồng rừng SX cần phải xem xét lại. Thứ nhất việc làm này chẳng khác nào phá rừng tự nhiên đi để trồng lại rừng SX. Thứ hai, không ai đảm bảo rằng liệu đơn vị nhận khoán có bảo vệ được rừng như hiện trạng bây giờ hay không?

Tại các tiểu khu (TK) 187, 201 tỉnh sẽ thu hồi hơn 1.500ha giao cho Cty Cao su Hà Tĩnh trồng cây cao su vốn là chủ trương lớn của Hà Tĩnh, BQL RPH Ngàn Sâu đồng tình nhưng đề nghị Cty cao su phải bảo vệ bằng được những khoảnh rừng tự nhiên đang có trữ lượng gỗ đạt 50m3/ha trở lên. Tuy nhiên BQL RPH Ngàn Sâu đề nghị được giữ lại các TK 231, 216 là rừng tự nhiên đã được BQL đầu tư gần 5 tỷ đồng trồng rừng (dự định tỉnh thu hồi 2 tiểu khu này cho Cty lâm nghiệp thuê trồng rừng keo nguyên liệu).

Theo tìm hiểu của chúng tôi, căn cứ vào khoản 12 Điều 38 Luật Đất đai và mục d Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 thì 2 tiểu khu trên không hề rơi vào trường hợp phải thu hồi. Hơn nữa, TK 216 nằm trên tuyến QL21 muốn đi vào phải qua địa bàn BQL RPH Thạch Hà, là cửa ngõ quan trọng trong bảo vệ rừng vùng giáp ranh giữa huyện Hương Khê và Thạch Hà đồng thời là vùng đệm lớn của khu BTTN Kẻ Gỗ, nếu xẻ nhỏ để giao cho các đơn vị thuê sẽ phát sinh nhiều yếu phức tạp trong quản lý bảo vệ rừng.

Theo kết quả đo đếm, đánh giá trữ lượng rừng của Đoàn điều tra quy hoạch nông, lâm nghiệp Hà Tĩnh thực hiện ngày 11/6/2009 thì tại 2 tiểu khu 231, 216 chủ yếu là rừng tự nhiên. Mặt khác tại các vùng đất trống của TK 216, BQL RPH Ngàn Sâu đã trồng được 376,16ha rừng với số vốn đầu tư 3 tỷ 907 triệu đồng; giao khoán cho CBCNV theo Nghị định 135 gồm 29 hộ hiện đã trồng xong 358,8ha  rừng. Hiện giá trị kinh tế của diện tích rừng trồng ở đây rất lớn. Chấp nhận thông báo thu hồi hàng ngàn ha rừng của tỉnh Hà Tĩnh nhưng tập thể CBCNV BQLRPH Ngàn Sâu đề nghị giữ lại diện tích rừng họ đã bỏ công sức, tiền của ra trồng.

Đó là chưa kể việc tại 2 tiểu khu này nếu tỉnh đưa vào trồng cao su hoặc trồng rừng nguyên liệu thì bản thân BQL RPH cũng đủ tư cách và điều kiện trồng rừng như các đơn vị khác. Điều đáng nói nữa là năm 2006, GĐ Sở NN- PTNT sau khi cùng huyện Hương Khê đi kiểm tra, khảo sát thấy BQL RPH Ngàn Sâu trồng rừng rất tốt nên đã đầu tư một đường điện hạ thế dài 3,75km dẫn vào. Chính Sở đã ký văn bản số 1330 TB/SXNN-KHTH ngày 25/9/2006 tạo mọi ưu tiên cho Ban đầu tư và phát triển sản xuất tại đây. Không hiểu tại sao nay lại là Sở NN- PTNT đề nghị thu hồi giao cho các đơn vị khác?

Xem thêm
Tổng Bí thư Trần Phú, người con ưu tú của dân tộc

Hội thảo về đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học và các tầng lớp Nhân dân Hà Tĩnh.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.