| Hotline: 0983.970.780

Trở lại 'thánh địa' ma túy Lóng Luông: Bài 2 - Hồi sinh từ vùng đất nghèo Tà Dê

Thứ Sáu 07/06/2019 , 09:08 (GMT+7)

Ma túy dần qua đi như cơn ác mộng, vùng đất này đang dần hồi sinh, vươn mầm xanh giữa núi rừng Tây Bắc.

Đồng bào còn nghèo lắm

Chỉ một buổi chiều ở bản Tà Dê, chúng tôi đã có những góc nhìn, cảm nhận riêng về mảnh đất được xem là “thánh địa” ma túy này, một vùng đất khắc nghiệt, những con người chất phát và nghèo đói vẫn bủa vây.

Bí thư Chi bộ bản Tà Dê, Lò Văn Dê khẳng định, người dân không hề liên quan đến ma túy, chỉ một số đối tượng móc nối, cấu kết được với các đường dây lớn. Những đối tượng truy nã tập trung ma túy về đây, cất giữ khi có mối thì tiêu thụ đi, trở thành địa bàn mang tiếng dư luận.

nh-4142739726
Bí thư Chi bộ Lò Văn Dê.

Nắm được điểm yếu đấy nên tội phạm truy nã lộng hành, biến Tà Dê thành căn cứ hoạt động công khai, thách thức người dân, chính quyền.

Bí thư Dê dẫn chúng tôi đi thăm gia đình nghèo Sồng Thị Chao (bản Tà Dê) một gia đình có chồng phạm tội đi tù, con trai lấy vợ từ năm 14 tuổi. Thế nới mới 37 tuổi mà chị Chao đã có cháu nội 4 tuổi. Đứng trước ngôi nhà chị như thước phim đen trắng, ngôi nhà cấp 4 xập xệ, ngả màu đen xám, đứa con trai út ngồi một góc ở hiên nhà, đứa cháu trai không mặc quần đi chập chững quanh sân. Chị Chao đứng tựa bên hiên, mặt thẫn thờ.

nh-1142739134
Căn nhà tồi tàn của chị Chao.

Trong nhà không bàn ghế, không ti vi, chỉ có 2 cái giường trên nền nhà bằng xi măng rách toác. Chị không nói được tiếng Kinh, Bí thư Dê trở thành phiên dịch cho chúng tôi.

Một mình chị phải nuôi 5 người con và một đứa cháu, không có một mảnh đất cắm dùi.

Gia đình chị, cũng như bao người dân nơi đây chỉ trông chờ vào các đợt cứu đói của Nhà nước.

“Có những tháng giáp hạt, không có gì ăn, đợt tết nhà tôi được cấp trên hỗ trợ một tháng gạo, 15kg/khẩu”, chị Chao nói với giọng buồn rầu.

Trưởng bản Sồng A Tồng: “Bản Tà Dê nhiều thứ thay đổi rồi, hộ nghèo giảm, trình độ dân trí người dân nâng lên, biết được nhiều khoa học, kỹ thuật canh tác, con cháu bây giờ đi học hết. Cấp 3 ngày trước chỉ vài người thôi, bây giờ đa số được đi học, kể cả đại học, cao đẳng ở dưới xuôi”.

Theo chị Chao, mặc dù là con cả nhưng con trai của chị vẫn quanh quẩn trong bản, chưa có gan đi làm. Có vợ, có con rồi nhưng vẫn phụ thuộc vào chị.

“Gia đình phải từng bữa ăn, ăn bữa này phải tính toán bữa mai. Nhà không có một bao thóc, chỉ có mấy bao ngô dành cho lợn thôi. May mắn người Mông đông anh em, hết gạo thì chú bác, anh em, hàng xóm láng giềng họ giúp đỡ. Gia đình không tăng gia sản xuất, không có chỗ ăn chỗ để, không làm được gì thêm nữa, vì toàn bộ đất không sản xuất được. Tôi vẫn còn có con nhỏ, cháu nhỏ vì các con nhỏ ở nhà không biết vấn đề mô tê gì cả. Nếu mà xuống xuôi làm việc thì con cái ở nhà hư hỏng ngay”.

Bản Tà Dê hơn chục trường hợp như thế này. Có đường hợp chồng đi tù, vợ ở nhà, có trường hợp vợ đi tù còn chồng ở nhà. Trường hợp thê lương hơn thì chồng đi tù, vợ bỏ đi nơi khác, con cái quá nhỏ không biết làm ăn, nhà đóng cửa, phải đi ở nhà cô dì, chú bác.
 

Vươn chồi giữa vùng “đất chết”

Dù còn những hộ nghèo như chị Chao, nhưng nhìn toàn cảnh thì đất Tà Dê biệt lập, chịu đựng bao nhiêu kinh hoàng, sợ ma túy, sợ các ông trùm, sợ cái nghèo, giờ đang dần vườn mình, đâm chồi non giữa đá sỏi cằn cỗi.

Trường làng luôn đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ nô đùa, đường làng các em học sinh tung tăng đến lớp. Bên những sườn đồi đàn trâu, đàn bò nhẩn nha gặm cỏ, trong các vườn mận, đào, vườn táo cho quả trĩu cành…

nh-2142739345
Điểm trường tiểu học ở Tà Dê.

Nói về kinh tế địa phương, Bí thư Đảng ủy xã Giàng A Ký giọng trầm xuống, trước đây người nghiện ma túy rất nhiều, có những bản chỉ toàn phụ nữ và trẻ em, do các đối tượng nghiện ma túy, vi phạm pháp luật, đang thi hành án tại các trại giam.

Phần lớn các bản ở Lóng Luông, lao động chính giờ còn lại phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra đất đai, khí hậu thì người dân không quen với canh tác khoa học, kỹ thuật chỉ có thói quen truyền thống, nên năng suất, chất lượng không được tốt.

Bí thư Ký phân trần: “Bây giờ ma túy vẫn còn, các đối tượng nghiện ma túy vẫn có. Xã đang có chủ trương phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động các đối tượng từ bỏ ma túy, để đời sống đồng bào được ổn định, chăm lo phát triển kinh tế.

Kinh tế xã không chỉ khó khăn về ma túy mà ra, còn khó khăn từ xuất phát điểm thấp về nông nghiệp, trước đây nền nông nghiệp chủ lực của xã là cây ngô. Ngô mất giá, phân bón, giống ngô tăng lên, bà con nông dân phải thay đổi cơ cấu cây trồng. Dù chưa thể thích nghi kịp được với những thay đổi, du mức sống thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao 21% nhưng đã khá lên một chúc so với trước đây”.

Để có được thay đổi, xã, huyện có những chương trình phát triển kinh tế đều ưu tiên cho Lũng Xá – Tà Dê.

nh-5142739950
Những ngôi nhà mới ở Tà Dê.

“Xã đang thực hiện các mô hình kinh tế của huyện đầu tư, tập trung chuyển đổi cây trồng từ trồng lúa, trồng ngô chủ yếu chuyển sang tập trung trồng chanh leo. Xã có 30ha chanh leo cho kết quả khá tốt. Riêng bả Tà Dê đất canh tác rất ít, không có nước, trồng các loại cây khác không có hiệu quả. Huyện đã hỡ trợ cho Lũng Xá – Tà Dê 6.000 cây mơ và trông chờ vào mô hình cây chanh leo”, Bí thư Ký chia sẻ thêm.

Theo cơ quan công an Sơn La, từ năm 2016 đến nay, lực lượng chức năng đã phá hơn 200 vụ án về ma túy, thu giữ gần 700 kg heroin, hơn 30.000 viên ma túy tổng hợp. Súng ống, lựu đạn vô số kể.

“Ngoài những đối tượng buôn bán ma túy còn có cả những nhóm vũ trang người nước ngoài. Chúng trang bị súng ống, lựu đạn, sẵn sàng bắn trả, thậm chí rình mò tìm cách trả thù lực lượng phòng chống ma túy”, một cán bộ công an Sơn La nói.

Theo thống kê của công an tỉnh Sơn La, trong 3 năm qua, 14 đối tượng nước ngoài bị tiêu diệt hoặc bắt giữ. Cơ quan chức năng thu gần 500 bánh heroin, nặng đến 1,7 tạ và hàng chục nghìn viên ma túy tổng hợp, súng, lựu đạn.

Còn tại huyện Vân Hồ, từ Tết đến nay, công an huyện đã phát hiện và bắt giữ 18 vụ về ma túy, thu hơn 20 bánh heroin, hàng nghìn viên ma túy tổng hợp.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm