| Hotline: 0983.970.780

Tro, vỏ trấu cũng có giá

Thứ Sáu 19/12/2014 , 08:15 (GMT+7)

Mỗi bao tro, vỏ trấu có giá bán từ 12.000 – 15.000đ, tăng hơn gấp đôi so với cùng thời điểm năm ngoái./ Rơm khô đắt như "tôm tươi"

Việc giá tro, vỏ trấu tăng cao nhiều người mừng, song cũng khiến cho hoạt động sản xuất của nhiều cơ sở, hộ nông dân ở các tỉnh ĐBSCL gặp khó.

Bởi, đó là một trong những nguồn nguyên liệu chính để duy trì hoạt động sản xuất. Trong khi đó, sản phẩm làm ra vẫn giữ ở mức giá ổn định.

Bà Lê Thị Á, ở ấp Phú Mỹ Hạ, xã Phú Thọ, huyện Phú Tân (An Giang) có trên 25 năm làm nghề lò đất (cà ràng) cho biết: “Trước đây, gia đình tôi mua mỗi ghe 60 khối đất từ Hòn Đất chở về với giá 600.000đ/ghe.Trung bình một khối có thể làm ra 2 cái lò đất.

Tuy nhiên, hiện nay với mức giá từ 600.000 – 700.000đ chỉ mua được ghe 30 khối. Ngoài ra, vỏ trấu năm trước chỉ mua vào với giá 5.000đ/bao (loại đựng được 50kg lúa), đến nay đã tăng lên mức 10.000 – 12.000đ/bao nên làm nghề này không còn lợi nhuận như trước”.

Để tạo ra một chiếc lò, ngoài việc trải qua nhiều công đoạn như in vỉ, nhận khuôn, nhận mỏ lò, làm bóng, phơi nắng, cạo gọt lại, còn phải nung lò ở bồn đốt trong suốt 48 tiếng mà nguyên liệu chính là vỏ trấu. Theo bà Á, tùy theo bồn đốt lớn hay nhỏ mà cho số lượng nhiều hay ít vào nung.

Đối với loại bồn nhỏ chứa khoảng 500 cái lò thì tốn 70 bao trấu để đốt, bồn 700 cái lò tốn 120 bao trấu, bồn 1.000 lò đốt khoảng 200 bao trấu. Như vậy, với mỗi mẻ lò từ 500 – 1.000 cái, cơ sở phải tốn thêm chi phí khoảng 400.000 – 1.200.000đ.

Vừa là chủ cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng, vừa là chủ lò làm gạch ống nên khi vỏ trấu tăng giá, cơ sở không còn mặn mà sản xuất.

Anh Nguyễn Văn Kha ở ấp 4, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ (Hậu Giang), cho biết: “Gia đình tôi đã gắn bó với công việc làm gạch ống đã mấy chục năm. Vậy mà giờ phải ngưng làm. Bởi, giá đất tăng cao khiến việc sản xuất đã gặp khó, giờ đến vỏ trấu cũng tăng theo nên sản phẩm bán ra chỉ có đủ vốn”.

Cũng theo anh Kha, chưa thấy bao giờ vỏ trấu có giá cao như hiện tại. Trước đây, chỉ có vài ngàn đồng/bao giờ đã tăng lên mức 12.000đ/bao, dẫn đến chi phí tăng cao mà sản phẩm làm ra vẫn giữ mức giá cũ nên thà nhập hàng từ những nơi khác như Vĩnh Long, An Giang bán còn có lợi nhuận hơn so với việc tự sản xuất.

Không chỉ vỏ trấu tăng giá mà tro phục vụ cho việc trồng rau màu, hoa kiểng dịp tết cũng được bán với mức giá “kỷ lục”.


Vỏ trấu giá tăng cao khiến nhiều hộ làm lò đất ở An Giang gặp khó

Bà Hà Thị Thu Hà, trồng 3 công dưa hấu tết ở ấp 4, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết: “Hàng năm vào khoảng tháng 8 – 9 (âm lịch) là gia đình tôi bắt đầu đi đến các cơ sở lò muối hoặc lò sấy lúa để đặt mua tro. Năm ngoái mỗi bao tro chỉ có giá từ 4.500 – 5.000đ/bao. Vậy mà năm nay tôi mua trước hơn tháng giá đã tăng lên ở mức 10.000 - 12.000đ/bao”.

Không trồng dưa hấu tết như những hộ dân xung quanh, nhưng cũng tận dụng công đất liếp gần nhà để trồng dưa leo bán, bà Huỳnh Thị Chính ở ấp 5, xã Hòa An cùng huyện Phụng Hiệp nói: “Tro càng ngày càng đắt giá, năm trước nhiều nơi tro chất thành đống chẳng ai mua. Giờ đến vụ tranh nhau mua, giá bán 15.000đ/bao”.

Với việc trồng 3 công dưa hấu tết, bà Hà mua đến 40 bao tro, tính ra chi phí bỏ ra cho nguyên liệu này không dưới 200.000đ. Còn theo một chủ cơ sở xay xát cho biết, nguyên nhân do vụ lúa thu đông sản lượng giảm nhiều so với vụ hè thu nên nguồn nguyên liệu vỏ trấu trở nên khan hiếm, không đủ cung ứng cho nhiều cơ sở chế biến củi trấu XK. Chính vì vậy giá vỏ trấu ngày một tăng cao.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm