| Hotline: 0983.970.780

Trồng bơ xen cà phê giúp nông dân có thu hoạch quanh năm

Thứ Bảy 19/09/2020 , 11:45 (GMT+7)

Trồng xen hàng trăm gốc bơ Mỹ trong vườn cà phê, mỗi năm, gia đình ông Trần Văn Xuất thu hàng chục tấn trái. Nông dân này đang phát triển vườn, hướng đến xuất khẩu.

Lãi lớn từ vườn xen

Tại thị trấn Nam Ban (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), mô hình trồng cà phê xen bơ, sầu riêng của gia đình ông Trần Văn Xuất (52 tuổi) được đánh giá hiệu quả, giá trị kinh tế cao.

Năm 1998, gia đình ông Xuất bắt đầu phát triển vườn cà phê với diện tích 3ha. Trong những năm gắn bó với cây cà phê, ông Xuất nhiều lần đón niềm vui được mùa được giá nhưng cũng không ít lần chịu thua lỗ do giá sụt giảm.

Ảnh: Kim Sơ.

Ảnh: Kim Sơ.

Để đảm bảo nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống, khoảng năm 2014, gia đình ông bắt đầu mua các giống bơ về trồng xen trong vườn cà phê. Ông Xuất cho biết: “Hiện nay, rẫy cà phê 3ha tôi trồng xen 300 gốc sầu riêng, 600 gốc bơ. Trong đó một phần sầu riêng và 400 gốc bơ đã đến giai đoạn kinh doanh. Vì vậy, nguồn thu từ những cây trồng này giúp gia đình gia tăng lợi nhuận”.

Bước đi trong khu vườn xanh ngát, rộng mênh mông ở một khoảng đồi, ông Xuất hồ hởi thổ lộ, các giống bơ trồng xen trong vườn cà phê cũng là những giống chất lượng, giá trị kinh tế cao. Trong đó bao gồm bơ 034 nổi tiếng của Lâm Đồng và bơ Booth, bơ Pin (Pinkerton), bơ H (Hass). Hai loại bơ Pin và bơ H là giống bơ Mỹ có giá trị kinh tế cao.

Ảnh: Kim Sơ.

Ảnh: Kim Sơ.

“Cây hợp với khí hậu và đất đai ở vùng Lâm Hà nên dễ trồng. Chỉ ít năm chăm sóc là bước vào giai đoạn thu hoạch. Bây giờ thời gian thu hoạch trái cây trong vườn gần như khép kín cả năm. Cận Tết nguyên đán thì tập trung thu hoạch cà phê, hết cà phê bắt đầu thu hoạch bơ. Trong nhóm bơ thì giống 034 cho thu hoạch vào tháng 5-6, bơ Booth cho thu hoạch vào tháng 6-7, bơ Pin cho thu từ tháng 8 đến tháng 12. Tiếp đến là bơ Hass cho thu hai vụ với thời gian từ tháng 8-9 một vụ, tháng 1 đến tháng 2 năm sau một vụ”, ông Trần Văn Xuất cho biết.

Cũng theo ông Xuất, tại huyện Lâm Hà, các giống bơ phát triển mạnh, cho trái nhiều. Trong vườn trồng xen, có những gốc cho thu hoạch trên 100kg trái/vụ. Ông chia sẻ: “Từ đầu năm đến nay, gia đình thu hoạch 15 tấn bơ các loại. Dự kiến, từ nay đến cuối năm, gia đình tiếp tục thu về khoảng 7-8 tấn”. Từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên giá bơ bị sụt giảm so với trước. Tuy nhiên, gia đình ông Xuất vẫn thu về hàng trăm triệu đồng.

Hướng đến xuất khẩu

Một trong những điều làm nông dân 52 tuổi vui mừng nhất là gia đình ông đang sở hữu hàng trăm gốc bơ Mỹ, kinh tế cao. Cây khỏe mạnh, cho trái nhiều, chất lượng quả cao nên đã có nhiều khách hàng đến vườn khảo sát. Theo ông Xuất, những cây bơ Pin và bơ H của gia đình ông có cơm dày, dẻo, thơm nên mở ra cơ hội lớn để phát triển thị trường.

Ảnh: Kim Sơ.

Ảnh: Kim Sơ.

Trong năm 2019, một doanh nghiệp ở Thái Lan đã cử nhân viên đến lấy mẫu sản phẩm để phân tích, đánh giá. Đơn vị này sau đó hướng dẫn gia đình ông Xuất thực hiện đầy đủ các thủ tục đảm bảo quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc... và hứa hẹn đưa bơ Pin và bơ H của gia đình ông sang thị trường Thái Lan.

“Mới đây, gia đình tôi đã phối hợp với một công ty ở Tây Nguyên và đưa mẫu bơ Pin, bơ H của mình sang Úc kiểm tra. Kết quả là chất lượng bơ của gia đình không kém gì so với bơ Úc và Mỹ”, ông Trần Văn Xuất bày tỏ và cho biết thêm, hai loại bơ Pin và bơ H hiện đang được thị trường thế giới ưa chuộng. Trái nhỏ, vỏ sần sùi và có thể vận chuyển đi xa, ít bị hư hại. Đặc biệt là cơm dẻo, thơm, phù hợp với người tiêu dùng.

Ảnh: Kim Sơ.

Ảnh: Kim Sơ.

Để hướng đến thị trường xuất khẩu, hiện nay, gia đình ông Xuất đang cùng 35 thành viên khác thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp Nam Ban. Trong diện tích 85ha đất sản xuất, hợp tác xã vừa phát triển cà phê và phát triển các loại bơ kinh tế cao. Mô hình cà phê xen bơ tại Hợp tác xã đều được thực hiện theo quy trình VietGAP, dự kiến mô hình này đạt chứng nhận vào cuối năm nay.

Nông dân 52 tuổi thổ lộ, khi vườn đạt chứng nhận VietGAP, gia đình ông cùng các thành viên trong Hợp tác xã Nông nghiệp Nam Ban sẽ tiến tới đăng ký mã truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu để kết nối thị trường, đặc biệt đảm bảo các yêu cầu của đối tác để xuất khẩu sang Thái Lan và một số quốc gia khác.

Ông Trần Văn Xuất: “Sau 3 năm trồng, bơ Pin và bơ H bắt đầu cho thu hoạch. Lá và trái của hai giống bơ này có mùi thơm nên thu hút côn trùng, sâu hại. Do vậy, gia đình tôi phải theo dõi thường xuyên và sử dụng các chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép để phòng trừ.

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên giá bơ 034 chỉ khoảng 35.000-40.000 đồng/kg, bằng một nửa so với năm 2019. Bơ Booth, bơ Pin, bơ Hass có giá từ 15.000-22.000 đồng/kg trong khi năm 2019 ở mức 35.000-60.000 đồng/kg".

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm