| Hotline: 0983.970.780

Trồng bó xôi, "dôi" tiền tỷ

Thứ Ba 09/09/2014 , 10:15 (GMT+7)

Với 1 ha canh tác quanh năm vẫn chỉ đủ ăn, từ khi chuyển sang làm rau bó xôi theo hướng công nghệ cao, mỗi tháng nông dân Nguyễn Văn Thi thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) thu lãi gần 100 triệu đồng, nhanh chóng trở thành tỷ phú.

Đổi đời

Từ sáng sớm, hơn 10 người được gia đình ông Nguyễn Văn Thi thuê làm công quanh năm đã ra nông trại thu hoạch bó xôi, đóng thùng để kịp vận chuyển tới các siêu thị lớn ở TP.HCM tiêu thụ theo đơn đặt hàng dài hạn.

Suốt mấy năm qua, đều đặn mỗi ngày nông trại công nghệ cao trong nhà kính của nông dân này thu hoạch khoảng 7 tạ bó xôi. Trả tiền nhân công mỗi người 4,5 triệu đồng/tháng.

Nhìn nhà cửa khang trang, đủ mọi tiện nghi đắt tiền, mấy ai biết rằng cách đây chưa lâu, chính ông chủ của nông trại bó xôi này đã phải vật lộn quanh năm nhưng cũng chỉ đủ ăn. Nếu trúng mùa, được giá thì bỏ tủ được vài chục triệu là điều mừng không sao tả nổi.

Ông Thi kể lại, sau mấy chục năm làm ăn mà nhìn lại mình vẫn không có gì, bạn bè kinh doanh, buôn bán đua nhau xây biệt thự, sắm xe hơi còn mình thì cứ loay hoay kiếm sống mà toát mồ hôi. “Sẵn có 1 ha đất tôi quyết định chuyển sang SX nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm hướng tới người tiêu dùng có tiền, cây trồng được tôi lựa chọn là bó xôi”, ông Thi tâm sự.

Vậy là bao nhiêu tiền của tích cóp được sau quá nửa đời người làm nông, thêm vay mượn được của bạn bè, người thân, gia đình ông Thi đầu tư làm rau bó xôi trong nhà kính. Vừa làm vừa học hỏi kỹ thuật từ những người đi trước, ban đêm rảnh rỗi, vợ chồng ông Thi còn lên mạng mày mò cách chăm sóc, phát hiện bệnh và biện pháp trừ diệt mầm bệnh trên cây bó xôi.

Ông Trần Phi, cán bộ khuyến nông xã Lát, huyện Lạc Dương cho biết, trang trại trồng rau bó xôi của gia đình ông Nguyễn Văn Thi là mô hình nông nghiệp công nghệ cao có quy mô và bài bản nhất tại địa phương. Liên kết tiêu thụ sản phẩm với hệ thống siêu thị là mô hình hay, người trồng không còn phải lo đầu ra mà yên tâm SX.

Sau 3 tháng xuống giống, trang trại bó xôi non xanh mơn mởn dưới chân núi Lang Biang bắt đầu cho thu hoạch.

Ngặt nỗi, thời điểm đó lại đúng lúc giá bó xôi xuống rất thấp, thương lái "õng ẹo", thậm chí gia đình ông Thi còn phải gọi điện năn nỉ họ tới thu mua để vớt vát lại vốn liếng đã bỏ ra. Sau bài học này, biết không thể cứ phụ thuộc vào thương lái, vợ chồng ông Thi quyết định đem bó xôi xuống TP.HCM chào hàng tại các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị…

Bên cạnh đó, ông quán triệt tiêu chuẩn SX rau sạch tới toàn bộ lao động trong nông trại. Chỉ sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu khi thực sự cần thiết và với số lượng thấp nhất để đảm nguồn hàng cho ra thị trường là sản phẩm đạt chất lượng tối ưu.

Bí quyết

Sau những lần kiên trì chào hàng, chính gia đình ông Thi cũng không ngờ cùng lúc hai hệ thống siêu thị lớn hàng đầu là BigC và Metro cùng lúc đặt vấn đề ký hợp đồng cung cấp rau bó xôi dài hạn. Có đầu ra lâu dài và ổn định, ông Thi mạnh dạn mở rộng diện tích bó xôi lên 1 ha trong nhà kính.

16-17-32_nh-1
Ông Thi bên nông trại bó xôi

Giờ đây, nông dân Nguyễn Văn Thi đã thực sự trở thành một ông chủ của trang trại bó xôi dưới chân núi Langbiang sau nhiều năm vật lộn với đủ các loại cây trồng. Để ngày nào cũng có rau bó xôi xuất đi TP.HCM, trong 1 ha nhà kính, ông chủ trang trại này cứ vài ngày lại cho xuống giống một lần.

Chẳng giấu giếm, ông Thi tiết lộ: “Trước đây, cũng với diện tích đất này, cả nhà làm mờ mắt nếu trúng mùa được giá cũng chỉ được chút đỉnh. Thú thật, từ khi chuyển sang trồng bó xôi trong nhà kính mỗi năm trừ mọi chi phí đầu tư, ăn uống, nuôi công nhân… tôi còn bỏ túi cả tỷ đồng!”.

Chia sẻ bí quyết giúp trở thành một tỷ phú nhờ trồng rau bó xôi, ông cười nói: “Dám nghĩ, dám làm, tung tiền đầu tư, kiên trì học hỏi, xúc tiến mở rộng thị trường và một phần nhờ may mắn”.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm