| Hotline: 0983.970.780

Trồng cam đang phất to

Thứ Hai 03/06/2013 , 11:08 (GMT+7)

Trong lúc làm lúa, nuôi cá tra tiêu thụ giá chưa được tốt, nhiều nhà vườn ở Ngã Sáu, huyện Châu Thành (Hậu Giang) trúng mùa cam thu bạc triệu.

Trong lúc làm lúa, nuôi cá tra tiêu thụ giá chưa được tốt, nhiều nhà vườn ở Ngã Sáu, huyện Châu Thành (Hậu Giang) trúng mùa cam thu bạc triệu. “Theo dõi thời tiết thấy nhiệt độ cứ tăng thêm một độ ở các tỉnh phía Bắc thì mấy nhà vựa trái cây quanh chợ Ngã Sáu đóng hàng không kịp bán. Chủ vườn cam đang hái trái giống như hái ra…vàng”. Anh Phương, chủ vựa trái cây tại Ngã Sáu nói.

Ông Năm Hùng (Nguyễn Văn Hùng), chủ vườn cam với 18 công ở xã Đông Phước, huyện Châu Thành (Hậu Giang) xác nhận: Hiện nay, đường về xã Đông Phước chỉ còn cách con sông nhỏ phải đi qua lại bằng đò ngang. Nhưng sau hai năm trúng giá mấy chủ vườn cam sắm xe tay ga chạy tới lui còn khao khát con đường láng phẳng phiu, xây thêm cây cầu xe ô tô có thể ra vào. Nhờ trồng cam có nhà khá lên thấy rõ.


Chủ vườn giới thiệu cam sành ngon lành

Ông Năm khoe: “Hồi sáng đứa cháu nhà bên hái cam sành được 2 giỏ trái loại ngon, bán hơn 1,4 triệu đồng. Thật nhẹ, ngon ăn, đó là chưa kể tới mấy nhà vườn lớn mỗi lượt hái 7-8 tấn trái thu về trên 150 triệu đồng ở Đông Phước này là chuyện thường ngày”. Gia đình ông Năm sống khỏe nhờ 3.500 gốc cam sành, trong đó 1.500 gốc cam cũ và 2.000 gốc cam mới trồng qua hai mùa cho trái. Mấy năm trước có lúc cam lên xuống thất thường, có lúc rớt giá còn 5.000-7.000 đ/kg, đôi khi lên cao nhất 27.000 đ/kg. Trong 2 năm qua, cam có giá ổn định. Vào mùa nắng nóng như năm nay, thương lái tới vườn nườm nượp, đặt tiền cọc trước và tới hái trái thu mua xô (không phân loại) cam sành 20.000-21.000 đ/kg. Nhà vườn nào cây sung, trái tốt lái mua 23.000 đ/kg”... 

Dân nhà vườn Ngã Sáu còn nhớ khi khu công nghiệp mở rộng chạy dài theo bờ sông Hậu, cánh nhà vườn ở Châu Thành (Hậu Giang) đã dịch chuyển về phía Nam đường Nam sông Hậu. Quanh vùng này từng có một thời nổi lên chuyện nhà nhà trồng nhãn. Thế rồi phong trào nhãn “xì hơi”, nhiều nhà vườn lại qua trồng xoài, mận hồng đào đá. Trong đó có ông Năm Hùng, ông nói: “Cầm cự với xoài, mận không lâu, tới khi cho trái và vào mùa chín rộ thường rớt giá. Vậy là trong gần 10 năm qua nhiều nhà vườn quay lại lập vườn cam chuyên canh “chạy nước bền”.

Theo nhà vườn, mùa thu hoạch cam chính vụ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10. Nhưng nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc có thể điều chỉ rải vụ, hạn chế thu trái vào mùa mưa dầm, mùa lạnh, cam thường rớt giá. Vào mùa nắng nóng, khô khát có lúc kéo dài đôi ba tuần, hàng trái cây bán chạy nhất là các loại trái có múi. Hiện nay, dù không vào mùa cam chín rộ nhưng vựa trái cây quanh chợ Ngã Sáu vẫn thu mua đều đặn. Đứng đầu đầu bảng cam xoàn luôn đứng trên mức 20.000 đ/kg, sau đó cam sành, cam mật.

Nhắm theo thị trường cam đang có giá bán tốt, giá trị vườn cam cũng tăng lên, theo đó chuyện chuyển nhượng giá trị vườn cam trên phần đất cũng được thỏa thuận sang tay. Ví dụ một chủ vườn trồng cam hai ba năm tuổi nếu vì đuối sức đầu tư chăm sóc sẽ có người mua lại toàn bộ phần cam đã trồng theo thời hạn thỏa thuận 3-4 năm tiếp theo đầu tư khai thác. Hết hạn người mua vườn cam sẽ trả lại đất cho chủ vườn. Bằng cách này các thương lái trái cây (còn gọi là dân mua bán hàng bông) hay giới chủ vựa trái cây rành rẽ nghề vườn sẽ mua lại vườn.

Đơn cử chuyện mới đây, một chủ vựa trái cây P.P mua lại phần vườn 20 công (2 ha) trên 6.300 gốc cam 2 năm tuổi của chú S ở Ngã Sáu với giá 1,65 tỷ đồng và trả tiền 2 đợt trong thời hạn 4 năm. Chủ vựa P.P mua lại vườn cam cho biết, phải thuê thêm 2 nhân công túc trực ngày đêm làm vườn, trả lương 2 triệu đồng/người và gạo ăn hàng ngày; đồng thời đầu tư thêm gần 250 triệu đồng chi phí phân, thuốc BVTV và chăm sóc có sổ tay ghi chép… Và dĩ nhiên căn cứ vào lượng cam thu trong 4 năm sẽ nắm chắc phần lợi nhuận. Còn phía chủ vườn bán cây trên đất có khoảng thu tiền tỷ mà không thua thiệt gì.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành, hiện nay toàn huyện có 6.700 ha vườn cây ăn trái, trong đó chiếm nhiều nhất là 4.200 ha cam, hơn 1.500 ha bưởi. Thực tế ở nhiều khu vườn bên sông Hậu chuyên canh cam, bưởi đạt hiệu quả kinh tế cao, đời sống người dân khá lên thấy rõ. Tuy nhiên, các nhà vườn trồng cam thừa nhận chưa có sự liên kết chặt chẽ, chưa xây dựng được thương hiệu. Làm thế nào cam Ngã Sáu vang danh nổi tiếng như cam sành Tam Bình (Vĩnh Long) để giá trị tăng thêm?

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm