| Hotline: 0983.970.780

Trồng cây dược liệu dưới tán rừng

Thứ Năm 30/07/2015 , 08:47 (GMT+7)

Khai thác điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp ở vùng đất núi, nhiều bà con đang trồng thử nghiệm nhiều loại cây có giá trị dược liệu...

Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tiến tới SX cây dược liệu theo hướng bền vững, UBND các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) đã ký kết hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu và tiêu thụ cây dược liệu với Cty TNHH Dược phẩm An Thiên (TP.HCM).

Dự án thực hiện qua 3 giai đoạn: Cuối năm 2014 ươm giống; Đầu năm 2015 triển khai thí điểm và trồng thực nghiệm (dự kiến khoảng 250 ha) các loài cây bản địa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như kim tiền thảo, gừng, hoài sơn, sen, tràm, rau đắng biển, xuyên tâm liên… Đầu năm 2016 sẽ nhân rộng với quy mô lớn theo dự án.

Cty sẽ xây dựng nhà máy sơ chế tại địa phương đạt chuẩn GMP nhằm cung cấp nguồn dược liệu tốt cho thị trường, góp phần giải quyết lao động và nâng cao đời sống người dân trong vùng dự án.

Ông Huỳnh Văn Xem ở chân núi Cấm, ấp Tà Lọt, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên trồng 6.000 m2 nghệ xà cừ, cuối vụ thu được 10,5 tấn củ, lãi trên 60 triệu đồng.

Hiện nhiều hộ ở đây trồng nghệ Thái, năng suất mỗi công được 3 tấn, thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Một số hộ chuyên trồng ngải xanh cung cấp cho các cơ sở hốt thuốc Nam và các Cty dược, lợi nhuận cũng đáng kể. Điển hình như ông Nguyễn Văn Đạt, ở khu vực núi Dài trồng 4 công, mỗi vụ thu nhập trên 15 triệu đồng…

Khai thác điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp ở vùng đất núi, nhiều bà con đang trồng thử nghiệm nhiều loại cây có giá trị dược liệu như gấc, xuyên tâm liên, đinh lăng, ngãi xanh, nghệ trắng, dây mối, củ huyền…

13-35-22_nh-3-cy-chum-ngy-l-cy-tho-duoc-quy-dng-duoc-thi-truong-tim-mu
Chùm ngây là cây thảo dược quý

Để bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quý, tỉnh An Giang đã triển khai nhiều chính sách, chú trọng đầu tư phát triển bền vững trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng và chế biến dược liệu. Đặc biệt là tạo điều kiện khuyến khích các DN đến đầu tư trên địa bàn.

Ông Lê Công Tảo, thành viên tổ hợp tác bảo vệ rừng tại núi Dài cho biết, đã nhận 1.600 cây sa nhân giống trồng trên diện tích 8.000 m2, hiện cây phát triển tốt. Theo ông, sa nhân rất thích hợp với thổ nhưỡng vùng đồi núi; nhất là trồng dưới tán xoài, trầm, bơ, sao… Dưới gốc sao còn trồng được dây tiêu, tạo cho vườn rừng trở thành ba tầng sinh thái.

Bà Mai Thị Ánh Tuyết, GĐ Sở Công thương An Giang cho biết, việc hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu tại Tri Tôn và Tịnh Biên có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm cây dược liệu của tỉnh, đồng thời gắn kết DN với vùng  nguyên liệu cây dược liệu, giúp tiêu thụ sản phẩm ổn định, nâng cao đời sống của người dân vùng Bảy Núi.

Ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết, vùng Bảy Núi được thiên nhiên ưu đãi về hệ thực vật, động vật phong phú và đa dạng với nhiều loài cây dược liệu quý. An Giang có 6 loài nằm trong danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam gồm: Kim Giao (Nageia wallichiana (Presl) O. Kuntze); Ba gạc Châu Đốc (Raucolfia chaudocensis Pierr.ex Pitard); Trầm hương (Aquilaria crassna Pierr.ex Lecomte); Ba gạc lá nhỏ (Raucolfia.Hook.f); Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus(L.) Voss); Bình vôi lá nhỏ (Stepphania pierrei Gagnep).

Danh mục thực vật và cây dược liệu ghi nhận, vùng đồi núi An Giang có 815 loài thực vật rừng bậc cao thuộc 84 bộ. Dược liệu vùng Bảy Núi có khoảng 680 loài, trong đó nhiều cây dược liệu bản địa quý như trầm hương, Đinh lăng, hương nhu trắng, nghệ vàng, nghệ xà cừ, ba kích, gừng, trinh nữ hoàng cung, hà thủ ô đỏ, kim tiền thảo, huyết rồng, thần xạ hương, ích mẫu, sâm hồng…  

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm