| Hotline: 0983.970.780

Trồng điều nơi biên giới

Thứ Tư 25/06/2014 , 08:10 (GMT+7)

Ông Vũ Tiến Thả, ngụ thôn Đức Lập, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước là một điển hình làm giàu từ cây điều nơi vùng biên giới xa xôi…

Ông Huỳnh Ngọc Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Nghĩa cho biết, nơi đây có đất đỏ bazan màu mỡ, nguồn nước tự nhiên dồi dào, rất thuận lợi trồng cây công nghiệp và lâm nghiệp, đặc biệt là cây điều. Cả xã hiện có 4.177 ha điều và là một trong những cây chủ lực của địa phương.

Rất nhiều người dân ở đây đã khá lên nhờ điều, trong đó ông Vũ Tiến Thả là một điển hình. Ông được Thủ tướng Chính phủ và Trung ương Hội Nông dân VN tặng Bằng khen 10 năm liền đạt danh hiệu “Nông dân SX kinh doanh giỏi”.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tiến Thả cho biết, quê ông ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Năm 1970 ông lên đường đi bộ đội, năm 1971 đi B thuộc đoàn 778 Quân khu 7 đóng tại xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập. Hồi đó khu vực này toàn là rừng núi hoang vu, lúc đầu đơn vị cấp cho 1 ha đất có tranh, tre, nứa để làm kinh tế. Cứ thứ bảy, chủ nhật được nghỉ ông lại tranh thủ về đi phát rẫy trồng mì, bắp, khoai lang…

Năm 1986 ông bắt đầu chuyển sang trồng điều, hồi mới trồng cũng hơi bỡ ngỡ bởi vì con nhà binh chỉ quen cầm súng, không quen cầm cuốc. Tuy nhiên, phát huy bản chất anh bộ đội Cụ Hồ chịu khó cần cù, ham học hỏi áp dụng KHKT vào trồng trọt, chỉ sau 3 năm cây điều đơm bông kết trái, cây nào cây nấy lúc lỉu quả.

Ông Thả tâm sự: “Hồi đó kinh tế khó khăn, vất vả lắm, tôi vừa phải làm công tác tiền tuyến, vừa làm công tác hậu phương. Sau khi cây điều trồng được 9 năm, năng suất tương đối ổn định từ 2,5 - 3 tấn/ha/năm, tôi về quê đón vợ con vào lập nghiệp.

Những năm điều có giá tôi lại gom góp tiền bán điều đầu tư mua thêm đất, dần dà trang trại của tôi lên tới 27 ha, trong đó có 13 ha trồng điều (giống điều hạt), 10 ha cao su, 2 ha vừa trồng cà phê và tiêu, 2 ha trồng cây ăn trái. Để lấy ngắn nuôi dài, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, tôi còn kết hợp chăn nuôi 30 con bò, 200 con gà trong vườn điều”.

Nhờ mở rộng trang trại trồng điều và một số cây công nghiệp, kết hợp chăn nuôi, 1 năm gia đình ông Vũ Tiến Thả thu nhập trên tỷ đồng. Vườn của ông tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 15 lao động, với mức lương 150.000 - 200.000 đ/người/ngày. Nhờ kinh tế khấm khá, hàng năm ông trích từ 10 - 15 triệu đồng để ủng hộ cho các phong trào địa phương.

Ông Thả bộc bạch, chăn nuôi như thế không phải mất công cắt cỏ cho bò, bò ăn cỏ lại không mất công làm cỏ, phân bò thải ra ủ hoai mục lại bón cho cây điều. Vườn điều rộng là điều kiện rất tốt cho việc nuôi gà, gà ăn côn trùng, sâu bọ, gà chạy nhảy nhiều mau lớn, thịt gà ăn rất thơm ngon nên giá bán cao.

So sánh với cây cao su (ở thời điểm hiện tại giá rớt xuống thấp), ông Thả khẳng định: “Trồng cây điều vẫn khỏe hơn nhiều, đỡ công chăm sóc hơn, chi phí thấp, thu nhập đều hơn.

Tuy nhiên, năm nay thời tiết lạnh nhiều, xuất hiện nhiều bọ xít muỗi và bọ trĩ, sâu đục thân dẫn tới điều bị kém năng suất, giá cả không ổn định. Một số người chán nản đã vội chặt phá điều, tôi hơi tiếc.

Nhiều nông dân không tập trung cải tạo vườn, còn ỷ lại cây điều dễ tính không cần phải chăm sóc, cứ tới mùa ra vườn lượm được bao nhiêu ăn bấy nhiêu, không chịu đầu tư kỹ thuật nâng cao năng suất nên mới thế. Mấy người hàng xóm từng sang rủ tôi bỏ điều, trồng cây khác, tôi mà nghe họ thì giờ này làm gì có điều mà thu”.

Sau nhiều năm gắn bó với cây điều, ông Thả đúc rút được một số kinh nghiệm và muốn chia sẻ cùng bà con nông dân: "Điều là cây lâu năm, tán rộng, cần trồng thưa từ 10 - 12 m/cây. Nên có thể kết hợp chăn nuôi dưới tán điều, có thể nuôi bò, dê, thỏ, gà… Ngoài kỹ thuật bón phân, hàng năm phải tỉa cành, tạo tán cho vườn điều thông thoáng, giúp cây quang hợp tốt, cây khỏe ít bệnh.

Năm nay thời tiết không thuận, cây điều thường bị sâu đục thân, bà con nên thường xuyên thăm vườn. Đầu mùa mưa là thời điểm côn trùng, sâu hại thường phát triển, nên xịt thuốc phòng ngừa là tốt nhất.

Khi phát hiện một số cành điều bị vàng lá và chuyển sang khô (dấu hiệu bị sâu đục thân), bà con dùng cưa hoặc dao sắc cắt ngay cành đó, sâu vào thân khoảng 30 - 40 cm, rồi chẻ cành đó ra sẽ bắt và giết được con sâu đục thân. Khi tỉa cành nên gom lại một chỗ, phơi khô và đốt ngay, nếu không đốt, thì chính đống cành đó là nơi trú ẩn cho các loại côn trùng và sâu bệnh".

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm