| Hotline: 0983.970.780

Trồng dừa + xen canh ca cao: Lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha

Thứ Sáu 13/08/2010 , 09:59 (GMT+7)

Theo kỹ sư Nguyễn Hoàng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang, mô hình trồng dừa xen canh ca cao tuy mới phát triển gần đây tại những địa bàn nhiễm mặn cửa sông Tiền nhưng đã cho thấy lợi thế trong việc giúp nông hộ vượt khó, thoát nghèo và làm giàu bền vững.

Kỹ sư Nguyễn Hoàng Hạnh đã giới thiệu một trong những nông dân đi đầu áp dụng trồng xen canh ca cao trong vườn dừa kiểu mẫu là ông Phạm Thành Công, ấp Tân Phú, xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang.

Gia đình ông có 4 nhân khẩu và canh tác 5.000 m2 đất vườn dừa đã 20 năm tuổi. Trước đây, khu vườn dừa trên năng suất thấp, thu nhập bấp bênh. Từ khi học tập kỹ thuật thâm canh và trẻ hóa vườn dừa do cán bộ khuyến nông hướng dẫn kết hợp kinh nghiệm thực tiễn, ông Phạm Thành Công áp dụng vào sản xuất rất thành công. Bằng cách bón phân, chăm sóc, trừ chuột bọ và sóc gây hại trái non, vệ sinh dừa đúng theo phương pháp được hướng dẫn, trong vài năm gần đây, 5.000 m2 (5 công) vườn dừa trên bắt đầu xanh tốt, cho năng suất cao trở lại. Trung bình mỗi tháng ông thu hoạch 500 trái dừa khô. Mỗi năm thu hoạch 6.000 trái dừa khô cung ứng thị trường.

Không dừng lại ở đó, được kỹ sư Nguyễn Hoàng Hạnh, Giám đốc Dự án ca cao Tiền Giang giới thiệu và hướng dẫn, nông dân Phạm Thành Công mạnh dạn trồng xen canh ca cao dưới tán dừa với sự đầu tư giống và chuyển giao kỹ thuật canh tác trong khuôn khổ dự án. Ông Công sửa sang đất đai, trồng thêm 300 cây ca cao xen dưới tán dừa trong khu vườn 5 công đất. Kỹ thuật trồng như sau: cây cách cây 3 m và cây ca cao cách cây dừa 2 m trở lên. Thường trồng xen hai bên mé mương và mỗi khoảng giữa 2 cây dừa trồng xen được 4 cây ca cao. Ca cao trồng trong vườn dừa của ông Công nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên sung mãn, xanh tốt và sau 2 năm tuổi đã cho thu hoạch. Sang năm thứ ba đã ổn định ở mức 500 – 600 kg/cây ca cao.

Ngoài hai nguồn lợi chính: dừa và ca cao, chủ nhân khu vườn còn nuôi thêm 70 thùng ong mật dưới tán cây ăn trái, tạo ra mô hình làm vườn bền vững cho hiệu quả kinh tế cao. Ông Phạm Thành Công cho biết, trung bình mỗi năm gia đình thu lãi ròng gần 50 triệu đồng từ dừa, ca cao, ong mật chỉ với 0,5 ha đất canh tác. Tính ra mỗi ha đất canh tác với mô hình trên cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Đây cũng là mô hình canh tác bền vững, cho hiệu quả kinh tế lớn tại vùng đất cồn bãi thường xuyên nhiễm mặn vào mùa khô hạn Tân Phú Đông.

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông đánh giá cao mô hình dừa xen canh ca cao và nuôi ong mật. Ông Hải cho biết, tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ huyện qui hoạch các xã đầu cù lao Lợi Quan (Tân Phú Đông): Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh... là vùng trọng điểm về trồng dừa và ca cao tạo nguồn hàng hóa phục vụ chế biến xuất khẩu của địa phương. Đây là hướng mở mới giúp nông dân khai thác các tiềm năng đất đai, lao động làm giàu mà ông Phạm Thành Công đi tiên phong.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất