| Hotline: 0983.970.780

Trồng hoa cho festival hoa, người dân mỏi mòn chờ tiền

Thứ Ba 17/04/2012 , 15:02 (GMT+7)

Đã hơn 4 tháng kể từ khi kết thúc Festival hoa Đà Lạt lần thứ 4, năm 2012 nhưng đến nay, hàng chục xã viên của Hợp tác xã Hiệp Lực, TP Đà Lạt vẫn chưa nhận được tiền.

Đã hơn 4 tháng kể từ khi kết thúc Festival hoa Đà Lạt lần thứ 4, năm 2012 nhưng đến nay, hàng chục xã viên của Hợp táx xã (HTX) Hiệp Lực, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) vẫn chưa nhận được tiền mà trước đó họ đã hợp đồng làm hoa cung cấp cho Festival hoa Đà Lạt năm 2012.


Người trồng hoa của HTX Hiệp Lực, phường 12, TP Đà Lạt hiện vẫn chưa
 nhận được tiền trồng hoa cung cấp cho Festival hoa Đà Lạt năm 2012

Mỏi mòn chờ đợi

Ông Hồ Ngọc Dinh, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, TP Đà Lạt, cho biết, vào tháng 10-2011, Công ty TNHH Đa Ha Ra Đà Lạt đã hợp đồng với HTX Hiệp Lực 20.000 giỏ hoa cúc trị giá 200 triệu đồng để cung cấp cho Ban tổ chức Festival hoa Đà Lạt năm 2012 trưng bày, triển lãm.

Nhận được hợp đồng trên, để có hoa cúc chất lượng cao cung cấp cho Festival, nghĩ đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh làng hoa Thái Phiên với du khách gần xa nên ngay từ tháng 10/2011, hàng chục xã viên đã vội vã làm đất, chọn giống gieo trồng cúc.

Tuy nhiên, khi vừa trồng được ít ngày thì toàn bộ số cúc trên bị nước lũ tràn qua gây hư hỏng nặng buộc Ban chủ nhiệm HTX Hiệp Lực phải họp các xã viên thống nhất chuyển sang trồng cúc ở một địa điểm mới thuộc địa bàn phường 9, TP Đà Lạt khiến chi phí sản xuất phát sinh khá lớn, đó là chưa kể phải mua lại phân bón, sơ dừa, giống cúc để tái đầu tư.

Nhiều tháng sau khi Đà Lạt bế mạc Festival hoa lần 4 năm 2012 nhưng vẫn không thấy Công ty TNHH Đa Ha Ra Đà Lạt chi trả tiền như đã thỏa thuận trong hợp đồng, trước áp lực của hàng chục xã viên, Ban chủ nhiệm HTX Hiệp Lực đã nhiều lần yêu cầu công ty này phải thanh toán tiền cho HTX để chi trả cho các xã viên nhưng bất thành.

Lãnh lãnh đạo công ty trả lời là do Ban tổ chức Festival hoa Đà Lạt năm 2012 chưa chuyển tiền cho công ty nên chưa có tiền chi trả.

Người trồng hoa bị lừa?


Trụ sở Công ty TNHH Đa Ha Ra chỉ còn lại mình bảng hiệu

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Vũ Hoàng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Lâm Đồng, nguyên Tổng đạo diễn chương trình Festival hoa Đà Lạt năm 2012, cho biết ngay khi đạt được thỏa thuận cung cấp hoa cúc cho Festival hoa với Công ty TNHH Đa Ha Ra, Ban tổ chức đã chuyển 100 triệu đồng cho công ty này. Nếu trừ vào tiền băng rôn, khẩu hiệu quảng cáo mà trước đó Công ty TNHH Đa Ha Ra đã hợp đồng in ấn thì đơn vị chỉ nợ khoảng 30 triệu.

Ông Hoàng cho biết chậm nhất đến thứ 3 tuần tới sẽ thanh toán hết số tiền trên cho Công ty TNHH Đa Ha Ra.

Sau nhiều lần liên lạc, người viết được một người tên Văn hẹn đến trụ sở Công ty TNHH Đa Ha Ra tại số 268C, Phan Đình Phùng, TP Đà Lạt để làm việc. Tuy nhiên, trụ sở công ty này chỉ còn lại một bảng hiệu, toàn bộ cơ sở vật chất đã bị di dời đến nơi khác. Người viết liên tiếp gọi vào số cũ thì không có người nghe máy.

Như vậy, đến nay đã 4 tháng kể từ khi kết thúc Festival hoa Đà Lạt năm 2012 nhưng hàng chục xã viên HTX Hiệp Lực vẫn chưa nhận được tiền từ việc trồng hoa cung cấp cho lễ hội này khiến các xã viên rất bức xúc.

(Theo Saigontimes)

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm