| Hotline: 0983.970.780

Trồng hoa thiên lý, hấp dẫn

Thứ Sáu 25/06/2010 , 10:23 (GMT+7)

Xưa nay người ta trồng thiên lý chủ yếu để làm cảnh và làm thuốc nhưng kể từ khi đượcnaanng lên thành hàng đặc sản, bà con nông dân đã trồng thử nghiệm thiên lý để thu hái và bán ra thị trường ngày càng rộng rãi.

Hoa thiên lý còn có tên hoa lý, hoa dạ lài hương, dân gian thường gọi bông lý, tên khoa học là Telosma Cordata (Bura.F). Đó là loại dây leo, lá hình tim, hoa mọc thành chùm ở nách lá. Mùa ra hoa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch. Lúc nở hoa có màu vàng xanh và thoang thoảng hương về đêm.

Xưa nay người ta trồng thiên lý chủ yếu để làm cảnh và làm thuốc nhưng kể từ khi các nhà hàng, quán ăn nâng nó lên thành hàng đặc sản, bà con nông dân đã trồng thử nghiệm loài hoa - vị thuốc này để thu hái và bán ra thị trường ngày càng rộng rãi. Nơi sản xuất hoa thiên lý nhiều nhất hiện nay là Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, An Giang. Đặc biệt tại xã Hoà Lộc, huyện Mỏ Cày, Bến Tre đã có trên 100 hộ trồng hoa thiên lý xen giữa các vườn dừa, năng suất và hiệu quả rất cao.

Cách nhân giống hoa thiên lý cũng khá đơn giản, chỉ chọn phần thân dây không quá già hay quá non rồi cắt thành đoạn dài chừng 7-10 dm. Sau đó phun thuốc kích thích ra rễ rồi khoanh tròn phần gốc trước khi đặt hom xuống đất, phần trên nên giữ lại 2 – 3 mắt lá. Cũng có người tách lấy dây lươn quanh gốc bầu cho ra rễ trước khi trồng, giống như trồng trầu. Thiên lý rất cần ánh áng và thích loại đất pha cát, đất bãi bồi khô ráo và cần tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm.

Kỹ thuật trồng thiên lý là phải lên liếp hoặc đắp mô cao. Phân thích hợp nhất là phân chuồng hoai. Tùy theo điều kiện đất đai mà lên giồng và làm giàn cho phù hợp, trung bình 10 m2 giàn cho một gốc thiên lý. Ở huyện Mỏ Cày, Bến Tre nhiều bà con cho dây leo trực tiếp lên cây. Nếu đầu tư lâu dài, người trồng có thể dùng cọc bê tông để căng dây. Cũng có thể tận dụng các vật liệu sẵn có để làm giàn như gỗ, chà cây, chà tre.

Muốn cho giàn hoa phát triển mạnh, năng suất cao, người trồng phải biết cách cắt ngọn, dẫn nhánh cho dây tỏa kín khắp giàn. Suốt thời gian thu hoạch cũng cần bổ sung thêm phân chuồng và NPK (16-16-8) cho từng gốc. Dây thiên lý tuy dễ trồng nhưng người trồng nhiều cũng thường gặp các loại rệp và nấm đen. Muốn đề phòng, bà con thường tuyển bỏ bớt lá già, lá bị sâu bệnh rồi đem đốt hoặc chôn. Nếu cần sử dụng thuốc thì nên phòng trừ bằng chế phẩm sinh học, tuyệt đối không được dùng thuốc hóa học.

Khi hết mùa thu hoạch, bà con tiến hành cắt đọt và nhánh phụ, làm vệ sinh gốc và dây, chờ mùa xuân năm sau dây sẽ bắt đầu đâm chồi nhánh mới rồi lại tiếp tục ra hoa. Nếu chăm sóc tốt, dây thiên lý trồng một lần có thể thu hoạch liên tục từ 3 – 4 năm.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm